Nấm linh chi có tác dụng gì?
Nấm linh chi là một loại dược liệu quý xuất hiện cách đây hàng nghìn năm. Theo nghiên cứu lâm sàng nấm linh chi mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Vậy, nấm linh chi có tác dụng gì? Sử dụng nấm linh chi thế nào để đảm bảo an toàn?
1. Tác dụng của nấm linh chi
Nấm linh chi hay nấm linh chi đỏ có tác dụng gì? Đây luôn là thắc mắc của những người lần đầu sử dụng sản phẩm. Theo một số nghiên cứu trước đó cho hay những trường hợp sử dụng nấm linh chi cải thiện vấn đề như căng thẳng, mất ngủ,... Ngoài ra, nấm linh chi còn mang lại tác dụng đến sức khỏe như:
Ổn định huyết áp
Cân bằng chỉ số cholesterol
Hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Tăng cường chức năng cho gan và thận
Phòng ngừa bệnh đường hô hấp như hen suyễn.
Giảm nguy cơ mắc cúm do vi khuẩn xâm nhập
Đẩy lùi một số căn bệnh thế kỷ nguy hiểm
Hỗ trợ trong điều trị ung thư
Giảm đau và ngăn chặn nguy cơ tái nhiễm zona
Tạo hệ thống miễn dịch vững chắc cho người bệnh
Giảm căng thẳng mệt mỏi
2. Liều lượng sử dụng nấm linh chi theo nghiên cứu
Là một dược liệu quý hiếm bổ dưỡng nhưng nấm linh chi không được sử dụng bừa bãi. Phần lớn người dùng đều cần tìm hiểu để biết được liều lượng sử dụng thích hợp. Mỗi cơ thể khác nhau sẽ có liều dùng khác nhau. Do vậy liều dùng phụ thuộc vào một số yếu tố như: tuổi tác, hình thái của nấm khi sử dụng, độ tuổi của nấm.
Theo nghiên cứu bạn có thể tham khảo lượng uống mỗi liều / ngày như sau:
1.5 - 9 g nấm khô dạng thô
1 - 1.5 g nấm linh chi tán nhuyễn
1 ml dung dịch nấm linh chi
Nấm linh chi có nhiều hình thái cho người dùng. Tuy nhiên với dạng nấm thô nguyên cây khá khó để dùng. Do vậy phần lớn chúng ta sử dụng ở dạng chiết xuất hoặc đã qua tinh chế. Phổ biến nhất là dung dịch hoặc dạng bột hay dạng viên.
3. Rủi ro khi sử dụng nấm linh chi cần lưu ý
Ban đầu có thể bạn không cảm nhận được phản ứng phụ của nấm linh chi đến cơ thể. Tuy nhiên sau khoảng 3 - 6 tháng, loại thảo dược này có thể gây ra dị ứng trên da dẫn đến bị bị khô da và ảnh hưởng đến một số cơ quan như: miệng, họng, mũi
Ngoài ra biểu hiện dị ứng có thể là: Chóng mặt, mẩn ngứa phát ban, đau nhức đầu, khó chịu dạ dày, chảy máu cao, đi ngoài ra máu. Với bệnh nhân huyết áp quá thấp hoặc quá cao sẽ tăng nguy cơ gặp rủi ro khi sử dụng nấm linh chi. Nếu bạn đang điều trị tiểu đường, rối loạn hệ thống miễn dịch... cũng nên chú ý khi kết hợp với nấm linh chi.
Theo một số báo cáo đã có bệnh nhân bị nhiễm độc gan hay tiêu chảy mãn tính khi sử dụng nấm linh chi dạng bột. Do vậy khi sử dụng loại nấm này bạn cần hết sức chú ý cách dùng và liều lượng.
Nếu số lượng tiểu cầu của bạn thấp sẽ gia tăng nguy cơ xuất huyết khi dùng nấm linh chi liều cao. Ngoài ra phụ nữ mang thai và cho con bú không được khuyến khích sử dụng nấm này. Tuy chưa có chứng minh về mối nguy hại nhưng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé thì vẫn không nên sử dụng trừ khi có chỉ định từ bác sĩ.
Bài viết liên quan