Khảo sát hiện trạng phát thải và đánh giá nhận thức về chất thải nhựa tại một số trường học trên địa bàn thành phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam
Phạm Thị Thúy Vy, Nguyễn Thị Hồng Tình*
Khoa Môi Trường và Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, Việt Nam
Tóm tắt
Nghiên cứu này thực hiện điều tra khảo sát hiện trường và phiếu điều tra nhằm xác định nlượng phát sinh và thái độ của học viên đối với việc sử dụng rác thải nhựa (RTN) tại 04 trường phổ thông trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. Phần lớn các mẫu rác thải học sinh các trường thải ra tập trung các loại: cốc/ly nhựa, chai nhựa, túi nilon màng mỏng, thìa và ống hút nhựa. Qua quá trình khảo sát cho thấy rằng lượng chai nhựa thải ra ở các trường chiếm tỷ lệ lớn từ 6006,67 – 6680 g/ngày. Khối lượng trung bình của thìa, ống hút được các trường tiêu thụ khoảng 385 - 426,67 g/ngày, số lượng cốc/ly chiếm khoảng 2216,67 - 2233,33 g/ngày. Kết quả cho thấy, lượng RTN phát sinh lớn nhất là chai nhựa (0,061 cái/SV/ngày tương ứng 1,391gram/SV/ngày), tiếp đến là cốc nhựa (0,2 g/SV/ngày) và nilon màng mỏng (0,144 g/SV/ngày). Chai nhựa được thu gom để tái chế khá triệt với khoảng 98%, cốc nhựa khoảng 50% và nilon, ống hút, thìa, hủ nhựa là 0%. Đa phần học sinh khối PTTH hiểu biết về tác động và nhận thức tốt về RTN đến môi trường và đại dương (90.41%). Các khuyến nghị bao gồm: cấm RTN đối với cốc nhựa và nilon màng mỏng; khuyến khích - cung cấp các sản phẩm thay thế; và nâng cao nhận thức.
Hội nghị khoa học lần thứ 1- khoa MT&KHTN, 26/12/2021
Bài viết liên quan
- Khảo sát một số chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nguyên liệu sản xuất trà lõi ngô
- Nghiên cứu sản xuất chà bông chay giàu protein từ nấm bào ngư
- Nghiên cứu tổng hợp Mn3O4/Than hoạt tính/Chitosan dạng hạt từ vỏ đậu phụng cho ứng dụng xử lý Xanh Methylen trong môi trường nước
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất sản phẩm sản xuất mứt nhuyễn thanh long đỏ
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình sản xuất sữa nguyên kem kết hợp ngũ cốc