Vai trò của cộng đồng trong quản lý môi trường và bảo vệ sức khỏe
Cộng đồng tham gia còn thể hiện ở tổ chức các thành viên trong cộng đồng để thực hiện những nhiệm vụ chung. Ở đây, cộng đồng phải tham gia vào việc theo dõi môi trường, xác định những vấn đề tồn tại trong bảo vệ môi trường sống, môi trường làm việc của chính họ, tìm các giải pháp cũng như nguồn lực thích hợp và lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch làm sạch môi trường, phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ sức khoẻ của chính gia đình và cộng đồng của mình.
Khái niệm về chăm sóc môi trường ban đầu (primary environmental care) là sự tự các nhóm cộng đồng tổ chức với nhau, sự hỗ trợ bên ngoài rất nhỏ giúp họ hiểu và áp dụng các kỹ thuật bảo vệ môi trường dựa trên nhu cầu của chính cộng đồng. Chăm sóc môi trường ban đầu dựa trên nguyên tắc phối hợp ba thành tố: (a) làm thoả mãn nhu cầu cơ bản của cộng đồng; (b) bảo vệ vμ sử dụng tối ưu các nguồn tμi nguyên môi trường và (c) nâng cao năng lực bảo vệ môi trường của cộng đồng.
Cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường của mình bằng những hành động sau:
- Hoạt động can thiệp dựa trên nhu cầu và kiến thức sẵn có của cộng đồng. Ví dụ, không ai không cần có nước sạch để dùng (có nhu cầu), ít nhiều một địa phương đều biết tìm nguồn nước sạch cho mình. Tác động bên ngoài chỉ nhằm hướng dẫn họ tìm nguồn nước sạch hơn, bảo vệ nguồn nước và áp dụng các biện pháp đun sôi, lọc nước khi nguồn nước có nguy cơ bị nhiễm bẩn.
- Dựa trên tổ chức cộng đồng (xóm phố) và tổ chức hμnh chính của địa phương. Ví dụ, hiện nay có phong trào làng văn hoá, làng sức khoẻ, các hương ước của làng, xóm, phố đưa ra có các quy định vệ sinh riêng, cũng có những cách xử phạt người vi phạm. Cùng với những quyết định của hệ thống hành chính địa phương, có thể hướng cộng đồng thực hiện những hoạt động bảo vệ vμ thanh khiết môi trường phù hợp.
- Dựa trên các nguồn lực cũng như các kỹ thuật sẵn có của địa phương, thêm vào đó là những hỗ trợ rất nhỏ nhằm giới thiệu hay điều chỉnh các giải pháp kỹ thuật có tính khoa học và hiệu quả hơn (bổ sung cho các phương pháp dân gian, phương pháp theo kinh nghiệm).
- Huy động cộng đồng tham gia quản lý môi trường, lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi và đánh giá.
- Bắt đầu các hoạt động bằng một số công việc/dự án có tính kích thích, lan toả sang các hoạt động khác. Ví dụ, chương trình lồng ghép của UNICEF hỗ trợ cho nông thôn một số tỉnh bắt đầu bằng việc tẩy giun cho trẻ em định kỳ và xây dựng ba công trình vệ sinh, sau đó lan sang các hoạt động chăm sóc sức khoẻ trẻ em, kế hoạch hoá gia đình v.v.
- Hoạt động phải linh hoạt, mềm dẻo.
- Các hoạt động cần được duy trì song không đóng khung trong một số hoạt động mà bổ sung thêm, điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Điều nμy rất quan trọng, vì mỗi cộng đồng có các đặc điểm riêng, ngay cùng một cộng đồng ở các thời điểm khác nhau có nhu cầu cũng như cách giải quyết không giống nhau. Thêm vào đó, quá trình hoạt động bảo vệ môi trường là một chuỗi các đáp ứng, là một quá trình động và khá biện chứng. Ở một địa phương, nếu khăng khăng theo đuổi một giải pháp cũng chẳng khác nào cứ duy trì một đơn thuốc chữa cho nhiều bệnh khác sau đó.
- Nhân rộng các kinh nghiệm thμnh công và thông báo, rút kinh nghiệm các trường hợp thất bại.
Bài viết liên quan
- Trà Vỏ Quýt: Công Dụng và Cách Làm
- Water and Wastewater Engineering: Design Principles and Practice
- CÁC NGUYÊN TẮC SƯ PHẠM VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY CHẤT HỮU CƠ - PHẦN: CƠ CHẾ PHẢN ỨNG HỮU CƠ (Tiếp theo phần trước)
- Relative Entropy: Khái niệm và Ứng dụng
- Ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe ngày Tết