Ứng dụng phương trình vi phân tuyến tính cấp 1 vào mạch điện
Ứng dụng của phương trình vi phân tuyến tính cấp 1 vào mạch điện
Chúng ta xét một mạch điện đơn giản như trong hình dưới: Một suất điện động (thường là ắc quy hoặc máy phát điện) làm sản sinh một hiệu điện thế E(t) (đơn vị vôn) và một dòng điện I(t) (đơn vị ampe) tại thời điểm t. Mạch điện cũng chứa một điện trở có điện trở là R (đơn vị Ôm) và một cuộn cảm có độ tự cảm L (đơn vị henri).
Theo định luật Ôm, sự sụt áp do điện trở gây ra là RI, còn sụt áp do cuộn cảm gây ra là L(dI/dt). Một trong các định luật của Kirchhoff nói rằng tổng điện thế giảm bằng với điện thế cung cấp E(t). Vậy ta có công thức:
L(dI/dt) + RI = E(t)
đây là một phương trình vi phân tuyến tính bậc nhất. Nghiệm của phương trình cho chúng ta biết dòng điện I tại thời điểm t.
Bài viết liên quan
- Ứng Dụng Của Công Thức Trung Bình Mẫu
- CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP ĐỈNH CAO CHO SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM VÀ CÁC NGÀNH LIÊN QUAN!
- Giới thiệu mô hình Black-Scholes và ứng dụng trong kinh tế
- "Vàng Ô" Trong Thực Phẩm: Hiểm Họa Tiềm Ẩn và Những Điều Cần Biết
- CÁC NGUYÊN TẮC SƯ PHẠM VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY CHẤT HỮU CƠ - PHẦN: HYDROCARBON NO (Tiếp theo phần trước)