star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Trà dưỡng sinh (phần 1): Tính vị của thảo dược và nguyên tắc uống trà theo mùa

Dịch và biên tập: Ngô Thị Minh Thu

Nguồn

https://baike.baidu.com/item/%E5%85%BB%E7%94%9F%E8%8C%B6/10161112?fr=aladdin

https://suckhoedoisong.vn/tu-tinh-vi-thuoc-co-truyen-den-tinh-vi-trong-thuc-pham-1699636.htm

 

Trà dưỡng sinh là thức uống được pha chế từ trà làm nguyên liệu chính, kết hợp với các thành phần hoặc dược liệu khác nhau theo các yếu tố đặc biệt như mùa hoặc thể chất mỗi người và đạt được mục đích chăm sóc sức khỏe bằng cách uống trà.

Phạm vi sử dụng

Thuốc cổ truyền và thực phẩm đều có "tính” và “vị" riêng.

YHCT tổng kết, thảo dược nói chung hay thuốc thuốc cổ truyền có 4 tính,  hay còn gọi là "tứ khí"; đó là hàn (thạch cao, hoàng bá, tri mẫu...); nhiệt (phụ tử, đại hồi, đinh hương...); ôn (bạch chỉ, kinh giới, tô diệp...);  lương (bạc hà, cúc hoa, mạn kinh tử...). Nếu quy theo thuyết "âm dương" thì tính hàn, lương thuộc âm; dĩ nhiên, tính lương (tính mát), có độ "lạnh" ít hơn tính hàn.

Dược liệu mà Đông y đã nhận biết ở chúng có "ngũ vị", tức năm vị: Mộc (chua),  Hỏa (đắng), Thổ (ngọt), Kim (cay), Thủy (mặn). Nếu đem các vị đó quy theo học thuyết "Âm - Dương" thì vị chua, đắng, mặn thuộc âm, còn vị ngọt, cay thuộc phạm trù dương. Trong thực tế, còn 2 vị nữa là vị nhạt (đăng tâm thảo, thông thảo...) và vị chát (kha tử, thạch lựu bì, binh lang...), tức 7 vị.

Những người có thể chất khác nhau cũng cần chú ý đến việc chọn uống loại trà dưỡng sinh khác nhau. Do đó sự cần thiết của việc ứng dụng tính vị của thực phẩm sao cho phù hợp là hoàn toàn có ý nghĩa đối với mọi người.

Người thể trạng khô nóng nên uống trà thảo dược tính lạnh, người thể chất yếu hàn nên uống trà tính ấm.

Người bị dạ dày hư hàn - thường xuyên bị chướng bụng khó chịu sau khi ăn mướp đắng, dưa hấu nên uống trà trung tính hoặc trà tính ấm. Những người có khả năng miễn dịch thấp hoặc đang hồi phục sau khi mắc bệnh lâu dài có thể uống trà nấm linh chi. Người già thích hợp uống trà đen và trà Phổ Nhĩ.

Nguyên tắc uống trà theo Mùa

 Có nhiều loại trà khác nhau phù hợp cho bốn mùa trong năm

Mùa xuân

Mùa xuân thích hợp uống trà từ cánh hoa: Mùa xuân cảnh sắc nhẹ nhàng, dương khí dâng tràn. Nên chọn nguyên liệu trà từ cánh hoa có tác dụng kích thích giác quan, có hương thơm nồng có thể giúp tiêu tan hàn tà tích tụ trong cơ thể vào mùa đông, sinh ra dương khí trong cơ thể, nuôi dưỡng gan và túi mật, đả thông kinh mạch như trà hoa hồng, hoa nhài, hoa cúc…

Mùa hè

Mùa hè nên uống trà thảo mộc: mùa hè tiết trời nóng bức, dương khí mạnh, nên chọn nguyên liệu trà thảo mộc có tính giải nhiệt, vị trà đắng, tạo cảm giác sảng khoái để giải khát, bồi bổ dạ dày như: trà xanh và trà bạc hà.

Mùa thu

Mùa thu thích hợp uống trà Trái cây: mùa thu khi tiết trời hanh khô trở lạnh, dương khí suy yếu, âm khí tăng lên, nên chọn những loại quả có tính thanh nhiệt, giảm ho và tiêu đờm, bổ phổi và dưỡng âm, chẳng hạn như quất, dứa và trà ô long.

Mùa đông

Mùa đông thích hợp uống trà thân rễ thảo mộc: vào mùa đông thời tiết se lạnh, âm khí mạnh, nên chọn nguyên liệu trà rễ có chất trà ấm, hơi trà cay để xua lạnh, dưỡng dương khí như măng tây, trà đen và thiết quan âm.

A - Z Sitemap

Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu.