star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Tác dụng của mủ trôm với sức khỏe con người

1. Mủ trôm là gì?

Mủ trôm là một loại nhựa tiết ra từ cây trôm. Loại cây này có bề ngoài tương đối giống như cây tuyết yến và có nguồn gốc từ các nước Ấn Độ, Úc, Panama, Thái Lan,… Tại nước ta, cây trôm mọc nhiều ở Ninh Thuận, Tiền Giang, Bình Thuận,...

Mủ trôm tự nhiên có một vị thanh ngọt, ăn giòn giòn như đang ăn sương sa. Mủ trôm cũng có tính mát. Nhờ vào đó, nó giúp thanh nhiệt, giải độc gan và nhuận tràng. Không những thế, tác dụng của mủ trôm còn có thể điều hòa đường huyết, giúp vết thương hở mau lành.

2. Mủ trôm uống có tác dụng gì?

Mủ trôm có tác dụng gì cho sức khỏe là điều mà ai tìm hiểu cũng muốn biết. Có thể nói, mủ trôm đã nguồn gốc chữa bệnh tính đã hơn 5000 năm. Dù cho nó chỉ là một loại nhựa cây tưởng như bình thường, thế nhưng nó có thể mang lại cho con người rất nhiều công dụng hữu hiệu cho sức khỏe. Một phần vì thế mà nó đã được sử dụng rất rộng rãi trên khắp thế giới.

2.1. Tác dụng của mủ trôm giảm cân

Uống mủ trôm sẽ có tác dụng giúp bạn hạn chế cảm giác thèm ăn. Bởi lẽ, nước mủ trôm khi uống vào sẽ chúng ta sẽ có cảm giác no hơi. Chúng là loại thực phẩm hút nước rất mạnh và sẽ khiến bạn không muốn ăn thêm thức ăn nữa. Khi vào bên trong cơ thể, nó sẽ làm cho chúng ta có cảm giác no ngay lập tức và cũng do tính chất hút nhiều nước khi nó ngâm ở ngoài. Do vậy, cảm giác no ấy thực chất chỉ là no nước mà thôi, hoàn toàn không gây ra bất cứ vấn đề gì. Tuy nhiên, bạn cũng không nên uống quá nhiều mủ trôm để tránh gây tắt ruột.

2.2. Uống nước mủ trôm có tác dụng ổn định đường huyết

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, mủ trôm có thể điều hòa được lượng đường ở trong máu. Từ đó, nó giúp ổn định huyết áp và chống xơ vữa động mạch, chống lại bệnh tim. Mủ trôm cũng rất tốt cho người có nồng độ cholesterol cao và mức triglyceride trong máu cao.

Những người mắc bệnh tiểu đường khi pha mủ trôm uống thì hãy nhớ thay bằng loại đường ăn kiêng hoặc pha mủ trôm với mật ong đều được. Cùng với việc kết hợp với việc ăn uống khoa học, hạn chế tối đa các chất béo, đồ ngọt,... sẽ đem lại kết quả điều trị ổn định rất tốt.

2.3. Tác dụng của mủ trôm giúp nhuận tràng

Đặc tính nổi bật của mủ cây trôm chính là hút nước mạnh và sau đó trương nở ra thành một chất dạng gel. Do đó, khi ta uống nước mủ trôm, nó sẽ kết dính rất nhiều cặn bã và độc hại ở trong ruột già, đồng thời tăng nhu động ruột và giúp nhuận tràng, chống táo bón rất tốt.

2.4. Công dụng của mủ trôm trong làm đẹp

Mủ trôm còn có tác dụng điều trị mụn, nám, tàn nhan và cả vết thâm. Bởi vì mủ trôm có chứa chất chống oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa một cách hiệu quả. Đồng thời, mủ trôm cũng giúp da sáng mịn, hồng hào hơn. Tuy nhiên, bạn lưu ý rằng không nên quá lạm dụng mủ trôm để làm đẹp vì nó có thể sẽ gây bào mòn da. Do đó, chỉ nên dùng đúng liều lượng cho phép.

2.5. Uống mủ trôm có tác dụng ngủ ngon, giảm stress

Khi chăm chỉ uống khoảng 10g mỗi ngày sẽ có thể giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn và xua tan đi mệt mỏi, giúp bạn khỏe khoắn hơn rất nhiều.

2.6. Uống mủ trôm có tác dụng kháng khuẩn

Mủ trôm đặc biệt có tính kháng khuẩn, chống viêm rất cao. Nó là thành phần "thường trực" ở trong thuốc viêm họng. Ngoài ra, mủ trôm còn có thể giúp làm dịu da cho làn da nhạy cảm khi dị ứng.

3. Cách làm nước mủ trôm ngon và hiệu quả

3.1. Cách ngâm mủ trôm

Cách ngâm mủ trôm cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần đổ nước lọc ngập vào rồi ngâm là được. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một vài điều sau:

  • Do mủ trôm có đặc tính hút nước nên sau khi ngâm, nó sẽ có độ trương nở cao.
  • Nên ngâm mủ trôm khoảng 12 – 24 tiếng. Sau đó thì bạn có thể pha chế nó cùng với đường phèn hoặc kết hợp với các loại hoa quả, hạt é, hạt chia,… để góp phần gia tăng hương vị, dinh dưỡng cho thức uống.
  • Khi bạn ngâm mủ trôm thì nên chờ nó nở hoàn toàn. Bạn không nên vội dùng trước khi mủ trôm nở hết. Nếu như chúng vẫn chưa kịp nở ra hết thì khi uống vào bao tử sẽ tiếp tục nở nữa. Việc này hoàn toàn không tốt, có thể gây tắc ruột.
  • Bạn không nên chọn cách đun sôi mủ trôm vì nhiệt độ cao sẽ làm phá hủy kết cấu dinh dưỡng của nó và làm giảm đi các tác dụng tốt.
  • Khi ngâm mủ trôm xong, nếu sử dụng không hết thì có thể bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Với cách này, bạn có thể giữ được thành phẩm lâu mà không lo làm mất vị ngon tuyệt vời của nó.

3.2. Cách pha mủ trôm để uống

Có rất nhiều cách pha mủ trôm để uống. Ví dụ như bạn có thể pha với chanh, uống chung với mật ong, đường phèn hay hạt chia, hạt é,... Mỗi một cách pha chế lại có thể tạo ra một mùi vị và một cảm nhận khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì nó đều là thức uống giải khát rất tuyệt vời.

4. Lưu ý khi sử dụng mủ trôm

Tuy rằng mủ trôm không có chứa bất kỳ độc tố nhưng bạn cũng nên lưu ý những trường hợp sau đây nếu muốn sử dụng:

  • Bởi vì mủ trôm có một độ nhớt khá cao và từ đó sẽ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc vào máu sau khi uống mủ trôm cùng lúc với một loại thuốc chữa bệnh nào đó. Chính sự tăng hấp thu này có thể khiến bệnh nhân ngộ độc thuốc. Để ngăn ngừa việc này, tốt nhất bạn nên uống mủ trôm ít nhất một tiếng sau khi uống thuốc.
  • Đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú cũng không nên sử dụng mủ trôm. Bởi vì nó sẽ có tác động không tốt cho cả mẹ và bé.
  • Người đang có khối u trong ruột thì khi uống mủ trôm sẽ làm lạnh bụng, đi ngoài nhiều khiến bệnh trở nặng hơn

 

A - Z Sitemap

Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu.