star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Mùi - Các Phương Pháp Tổng Hợp

 

Khái niệm về mùi

Trong hơn 2 triệu chất hữu cơ thì có đến 400 nghìn chất mùi. Mùi của chúng do những nhóm nguyên tử đặc biệt gọi là nhóm mang mùi quyết định.

Những nhóm mang mùi cơ bản thường là nguyên tử O, S, N, P, As, Se. Các nhóm mang mùi hữu cơ là:

 

Có thể làm tăng mạnh hoặc làm yếu một mùi, hoặc làm cho có mùi mới bằng một mùi khác.

Ví dụ: Mùi của vanilin ở nhiệt độ thấp sẽ mất hoàn toàn sau một vài phút nhưng nếu thêm một ít cumarin thì mùi của vanilin sẽ tồn tại lâu.

Các chất giống nhau về cấu tạo, tính chất có thể có mùi khác nhau.

Ví dụ: Vanilin và isovanilin

                           

                        Vanilin                                                         Izovanilin

Vanilin có mùi dễ chịu còn isovanilin chỉ bắt đầu có mùi khi đun sôi.

Ngược lại, các chất hoàn toàn khác nhau nhưng lại cho mùi giống nhau.

Ví dụ: Xạ hương và các chất thay thế nó không giống nhau nhưng cho mùi giống nhau.

Đôi khi mùi của một chất còn phụ thuộc vào nồng độ của chất đó trong không khí.

Ví dụ: Ionon đậm đặc mùi giống bá hương, ionon loãng có mùi của cây hoa tím.

Nhiều hiện tượng liên quan tới mùi không thể giải thích được một cách chắc chắn vì chưa có một quan niệm đầy đủ về khứu giác làm việc như thế nào và tại sao một chất có mùi?

Lí thuyết hoá học về mùi

Cách đây 2000 năm, triết gia Lucrexia Car cho rằng trong mũi có những lổ nhỏ, khi hạt chất mùi rơi vào lổ đó thì mũi sẽ cảm thụ được mùi. Đặc trưng của mùi phụ thuộc vào tính tương ứng giữa hình dáng của hạt và của các lổ nhỏ trong mũi.

Sau đó một người Ecôt là R.Moncrip cũng đưa ra giả thuyết tương tự. Moncrip cho rằng trong mũi có một vài kiểu tế bào cảm giác, mỗi kiểu tế bào sẽ chỉ tác dụng với một mùi cơ bản nhất định. Các phân tử vật chất chỉ gây cảm giác mùi khi chúng tương ứng với hố sâu trong tế bào cảm giác giống như chìa khoá và ổ khoá. Mỗi một mùi phức tạp có thể chia thành một loạt các mùi cơ bản.

Năm 1920 nhà hoá học Thuỵ Điển Leopond Rujit đã đề ra giả thuyết về mùi: Khi chất có mùi rơi vào mũi nó sẽ lan rộng trong một chất lỏng bao phủ vùng khướu giác. Sau đó chất có mùi liên kết với một chất hoá học đặc biệt gọi là chất tiếp nhận mùi và tạo ra một chất mới, chất mới này tác động đến dây thần kinh. Chất mới này không bền vững và nhanh chóng bị phân huỷ, điều này giải thích lí do tại sao mùi không tồn tại lâu.

Nhà hoá học hữu cơ Emua đã nghiên cứu hàng trăm hợp chất hữu cơ và kết luận có 7 mùi cơ bản sau:

  • Mùi băng phiến (long não).
  • Mùi xạ hương (pentadecannolacton).
  • Mùi hoa thơm (phenylmetyletyl cacbinol).
  • Mùi bạc hà (menthol).
  • Mùi ete (dicloetylen).
  • Mùi cay (axit fomic).
  • Mùi thối (butyl mecaptan).

Khi trộn những mùi cơ bản theo những tỉ lệ nhất định có thể thu được một mùi bất kì nào đó.

Emua và một số nhà nghiên cứu cho rằng hình học lập thể và hình dáng của phân tử vật chất có vai trò quyết định đối với mùi của nó, mỗi một mùi cơ bản sẽ ứng với một kiểu tế bào cảm giác nhất định.

Theo Emua các chất có mùi băng phiến tất cả phân tử đều có dạng hình cầu hoặc  bầu dục, đường kính khoảng 7 A0. Mùi xạ hương thì phân tử có hình đĩa với đường kính 10 A0.

Mùi phức tạp sẽ phát sinh trong trường hợp các nhóm khác nhau của cùng một phân tử rơi vào trong một vài hốc khác nhau.

Mùi băng phiến và mùi thối liên quan đến trạng thái điện tích của chúng. Điện tích dương lớn thì có mùi cay, mùi chua, điện tích âm thì có mùi thối.

Theo lí thuyết hoá học lập thể, trên bề mặt của vỏ tế bào khứu giác phải có những hố, rãnh và khe có hình dáng và kích thước tương ứng với các phân tử của mùi cơ bản. Đa số phân tử chất mùi có hình dáng phức tạp với nhiều kiểu hố khác nhau của tế bào khứu giác. Kết quả là phát sinh ra một mùi hỗn hợp.

Xuất phát từ lí thuyết hoá học lập thể, Emua đã giải thích và dự đoán được mùi của nhiều chất mới.    

Lí thuyết lí học về mùi

Theo lí thuyết lí học, nguyên nhân của mùi không phải là hình dạng của các phân tử mà do các sóng điện từ của chúng.

Theo thuyết này tất cả các chất có mùi đều phát ra các tia hồng ngoại một cách mạnh mẽ, mỗi chất tương ứng với một phổ riêng của mình. Phân tử chất có mùi được xem như một máy phát tia hồng ngoại và sự cảm thụ của khứu giác gần như sự cảm thụ của thị giác: Các phần màng nhầy và sự cảm thụ các mùi giống như tế bào mắt cảm thụ ánh sáng để phân biệt các mùi.

Thông thường các phân tử có màu kém bền hơn và dễ bị kích thích hơn các chất không màu. Sự dao động của phân tử các chất có mùi được chồng lên trên sự dao động riêng của các hạt sắc tố nên sẽ bị cộng hưởng và sẽ gây nên sự phân bố lại điện tích ở trong mô thần kinh, cuối cùng sẽ dẫn đến các xung thần kinh, tức tín hiệu về mùi.

Lí thuyết lí học và lí thuyết hoá học về mùi bổ sung lẫn nhau: Những phân tử có hình dạng gần giống nhau, tức là có cấu tạo hoá học giống nhau sẽ dao động như nhau sẽ phát ra các bức xạ, các phổ của chúng sẽ tương tự nhau.

  1. Các phương pháp tổng hợp chất thơm
    1. Tổng hợp andehit

Các chất thơm có thể thu nhận bằng phương pháp chiết tách từ các nguồn nguyên liệu thiên nhiên hoặc tổng hợp bằng những phản ứng khác nhau. Dưới đây là một số phản ứng tổng hợp andehit thơm cơ bản.

Người ta chia các andehit thơm thành những loại sau:

  • Các andehit thuộc dãy mạch thẳng
  • Các andehit thuộc dãy vòng thơm.
  • Các andehit thuộc dãy terpen.

Các andehit có thể điều chế từ những phương pháp sau:

  • Phân huỷ axit hoặc muối canxi của axit.
  • Khử hidro của rượu.
  • Phương pháp dựa vào phản ứng của benzen.
  • Phương pháp dựa vào phản ứng oxi hoá.
  • Oxi hoá nối đôi gắn với vòng benzen.
    1. Phương pháp điều chế vanilin
  • Điều chế từ eugenol
  • Điều chế từ guaicol
  • Điều chế từ safrol
  • Điều chế từ lignin
  • Các phương pháp chiết tách hợp chất thơm

Có thể sử dụng các phương pháp: Ép và chưng cất trích li.

    1. Ép

Phương pháp này được sử dụng cho các hợp chất giàu tinh dầu như chanh, cam…

Tiến trình: Dùng máy ép để ép cả vỏ cho ra hỗn hợp gồm mảnh bế bào và tinh dầu, đun hỗn hợp ở 700 hoặc 800C.  

    1. Trích li

Trích li là dùng dung môi hữu cơ hoà tan các chất hữu cơ, sau khi hoà tan ta thu được hỗn hợp gồm dung môi và chất hữu cơ. Phương pháp này có thể sử dụng ở nhiệt độ thường và thường dùng để tách tinh dầu quí.

  1. Tinh dầu hoa hồng

Tinh dầu là hỗn hợp các chất hữu cơ có mùi thơm, mùi thơm của tinh dầu là mùi của cấu tử có nhiều trong tinh dầu gọi là cấu tử chính. Ví dụ: Mùi thơm của tinh dầu hoa hồng là mùi của phenyl etylic.

Đặc tính chung của tinh dầu là rất dễ bay hơi với hơi nước, có mùi thơm, không tan trong nước và có khối lượng riêng nhỏ hơn nước.

Thành phần chính của tinh dầu là những hợp chất thuộc dãy Terpen, có công thức chung là (C10H16)n và những dẫn xuất của Terpen như: ancol, andehit, xeton…

  • Từ hơn 4000 năm trước, người Sumerien đã biết xức nước thơm từ tinh dầu của hoa hồng, được làm đơn giản bằng cách ngâm những cánh hoa hồng trong dầu hạnh đào, dầu oliu. Nhưng chính người Arập mới là người đầu tiên chưng cất được tinh dầu hoa hồng vào năm 980. Tinh dầu từ hoa hồng rất bổ dưỡng, chứa đến 80% các axit béo thiết yếu và vitamin C. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, hương thơm của một số loài hoa có tác dụng đặc biệt đến hệ thần kinh, khứu giác của con người, từ đó kích thích bộ não tiết ra một chất có tác dụng làm cho cơ thể thoải mái, hưng phấn, có tác dụng chữa một số bệnh.
    1. Tổng quan về cây hoa hồng

Cây hoa hồng có tên khoa học là Rosa SP. Thuộc họ hoa hồng Rosaceae. Cây hoa hồng có xuất sứ ôn nhiệt đới vùng Bắc bán cầu. Ở nước ta, cây được trồng ở hầu khắp đất nước.

Các loại giống hoa hồng được trồng phổ biến.

Có nhiều giống có nguồn gốc địa phương và có nguồn gốc từ Trung Quốc như Rosa sinensis jacq, có nguồn gốc ở Châu Âu như Rosa damascena Mill. Hoa hồng cỏ thì cây nhỏ, hoa nhỏ, ít cánh, màu đỏ, trồng trong chậu. Hoa hồng bạch tuyền, cây trung bình, hoa ít và ít cánh, thường dùng làm thuốc ho cho trẻ con. Hoa hồng bạch văn khôi màu hoa trắng hồng, cây trung bình, sai hoa, chịu đựng khoẻ. Hoa hồng quế cây cao to, hoa màu hồng, sai hoa và chóng tàn. Hoa hồng bạch cánh xếp, sai hoa, hoa to nhiều cánh, cách xếp không thứ tự, màu trắng hồng. Hồng cánh sen hoa to, sai hoa, màu hoa cánh sen. Hồng nhung hoa ít thường ra từng chiếc đơn độc, ít khi thấy ra chùm, màu đỏ thẩm, bông hoa và cánh hoa to, ít cánh. Hoa hồng vàng, hoa màu vàng, nhiều cánh, cây vươn dài, có thể làm dàn đỡ. Các giống hoa ở Đà Lạt có màu hoa đào, màu da cam…rất đẹp mắt và phần lớn ra hoa đơn lẻ. Ngoài ra, còn có hoa hồng tiểu muội hay hoa hồng nhài, cây bé lá nhỏ, hoa chỉ to bằng hoa nhài, màu hoa trắng hay đỏ được trồng nhiều ở Đà Lạt, chủ yếu trồng trong chậu. Có giống hoa hồng dại gọi là hoa Tầm Xuân – hoa chỉ ra mỗi năm một đợt vào tháng 2 âm lịch. Mùa ra hoa rất tập trung, hoa sai, thân bò dài mọc dại ở nhiều nơi, thường được trồng làm hàng rào, phải có dàn đỡ, màu hoa hồng đào, bông hoa nhỏ, dáng đều đặn, tên khoa học là Rosa Muitiflora Thung.

Hiện nay, các giống hoa hồng được trồng phổ biến ở Đà Lạt: Đỏ Ý (Red velvet), đỏ Hà Lan (Amadues), xanh dâu (Sheer Beiss).

  1. Chuẩn bị đất trồng và phân bón

Hoa hồng là loài hoa đẹp, có mùi thơm dịu và quyến rũ. Tuy đẹp, thân cành lại có gai. Hoa hồng là cây ưa khí hậu mát, nhiệt độ thích hợp là 180-250C. Là cây hoa lâu năm, nếu hồng ghép trên gốc hoa hồng dại thì có thể cho thu hoạch hoa đến 10 năm và hơn nữa. Cây hoa hồng cho hoa đẹp vào mùa Đông xuân. Mùa Hè thu cũng có những hoa nhỏ, màu hoa xấu và thường không nở hết. Hoa hồng cắt cành cắm lọ nhỏ. Yêu cầu đất trồng phải tơi xốp, thoát nước tốt, giàu hữu cơ và dinh dưỡng. Cây hoa hồng có thể trồng được quanh năm nhưng ở miền Bắc thích hợp nhất là mùa Xuân (tháng 2, 3). Cũng có thể trồng vào chậu xong phải chăm sóc tốt, nhất là tưới phân thúc thường xuyên. Nó đòi hỏi đất tốt, phân nhiều, đất luôn luôn ẩm nhưng không ướt, cần nhiều ánh sáng. Mật độ thích hợp với hoa hồng cắt cành là 70.000 – 80.000 gốc/ha. Các giống tốt và phổ biến hiện nay: Xanh Long Mỹ, đỏ Hà Lan, đỏ, Ý, đỏ Pháp, cam, hồng, phấn, vàng trắng, vàng, trắng, tối…Nhiều người cho rằng trồng hoa hồng dưới gốc cây thiên lí thì hoa hồng sẽ chết. Đúng như vậy, vì nó không cạnh tranh nổi ánh sáng và bị thiếu oxi mà cả hai cây đều cần để tạo mùi hương thơm và màu sắc, nhất là màu đỏ. Cây hoa hồng cần vun gốc và tưới phân thúc thường xuyên thì mới nhiều hoa. Sau mỗi năm nên đốn phớt tức là cắt thấp ngọn cho cây phát nhiều cành to, vì hoa chỉ ra ở cành. Cây càng nhiều cành tơ càng cho nhiều hoa. Muốn hoa nhiều vào dịp tết Nguyên Đán, người ta thường đốn phớt vào quãng ngày 5 đến ngày 15 tháng 11 âm lịch. Nếu trời lạnh kéo dài, ta có thể nhỏ thuốc kích thích sinh trưởng NAA 30 – 40 ppm lên đỉnh ngọn. Để thêm vài ba năm lại đốn đau một lần - tức là chặt sát gốc để cây mọc chồi non trở lại. Hàng năm bón phân tốt cho cây chung quanh gốc có đào rãnh rồi lấp kín lại, cây càng trẻ lâu, càng cho hoa nhiều và đẹp. Nhân giống hoa hồng ở ta thường chiết cành bánh tẻ hay giâm các đoạn thân bánh tẻ dài từ 20 – 30 cm vào mùa thu (tháng 10 âm lịch) hoặc mùa xuân (tháng 2, 3 âm lịch) hàng năm. Chiết đơn giản, bó bầu bằng bèo lục bình (bèo tây) khô tẩm nước hoặc mùn rác tẩm bùn rất mau ra rễ. Ở nước ta, hoa hồng chủ yếu được ghép mắt các giống hoa hồng quí trên gốc các cây sống khoẻ, người ta cũng gieo cây con từ hạt, chủ yếu để lấy cây con làm gốc ghép. Ở nước ta, với điều kiện khí hậu không phù hợp, hạt hoa hồng không nảy mầm được. Hoa hồng ít bị sâu, song bệnh nấm nhiều, rất nguy hiểm, nhất là vụ Đông xuân, nấm mốc phấn trắng làm ngọn thụt lại, lá xoắn và bé đi, làm hoa không nở được, cần phun bằng muối sunfat đồng nồng độ 0,1 – 0,2% hoặc Zinepximen cùng nồng độ trên. Đơn giản là khi phát hiện cành nào, cây nào chớm bị bệnh thì chặt bỏ rồi đốt cháy cho khỏi lây lan. Từ gốc lại lên thân khác, coi như là một lần đốt đau.

Đối với thời vụ trồng mới, phải tiến hành trồng gốc hồng dại để sau này ghép giống mới. Hồng dại có Tường vi, Tầm xuân. Sau khi trồng được 5 tháng thì chuẩn bị ghép, sử dụng mắt chồi ghép đủ tiêu chuẩn, giữ ẩm, che bớt nắng để tỉ lệ chồi sống cao.

Phân bón: Dùng tỉ lệ phân bón NPK (kg nguyên chất/ha): 140 : 140 : 140. Cần bổ sung phân khoáng, phân bón qua lá theo định kì 1 tháng/ 1 lần.

Chú ý: Bón lót phân hữu cơ với lượng dùng 40 tấn/ha, hàng năm cần bón phân bổ sung 3 – 6 tháng/ 1 lần phân hữu cơ.

Hoa hồng là cây cho giá trị kinh tế cao, vào thời kì thu hoạch rộ, mỗi ha trồng cắt cành khoảng 30.000 bông, cứ 2 ngày thu 1 lần. Thời điểm không rộ cho thu 10.000 bông/ đợt. Do vậy hoa hồng đòi hỏi lượng phân bón rất lớn. Nhà vườn thâm canh hoa hồng cắt cành tại Đà Lạt thường đầu tư từ 20 – 30 triệu đồng tiền phân bón/ ha/ tháng.

Việc bón phân cho hoa hồng không những phải đạt năng suất cao mà còn phải cho màu hoa đẹp, hoa lâu tàn và hương thơm. Tuỳ mức độ thâm canh, qui trình bón phân như sau:

a.1. Bón lót khi trồng (lượng bón cho 1000 m2).

    • Vôi bột hoặc đôlômit : 100 – 150 kg.
    • Phân chuồng hoai: 4 – 6 tấn.

a.2. Bón thúc cho gốc ghép (sau khi đặt gốc hồng dại).

  • Compomix: 20 – 30 kg/1000m2/lần. Bón 5 lần, định kì 1 tháng/1 lần kết hợp làm cỏ, vun xới.

a.3. Bón thúc sau khi ghép mắt: Sau khi trồng 6 tháng thì tiến hành ghép mắt, sau ghép mắt 15 ngày sẽ hạ giàn và bón thúc.

  • Thúc mầm lần 1 (sau khi ghép từ 30 – 35 ngày): 5 – 6 tấn phân chuồng hoai/công.
  • Thúc mầm lần 2 (sau khi ghép 40 – 45 ngày): 40 – 60 kg NPK  13 – 13 -13 + TE Đầu Trâu cho 1000m2.
  • Thúc sau mỗi lần tỉa nhánh: 15 – 20 kg NPK 13 – 13 – 13 + TE Đầu Trâu cho 1000m2 kết hợp phòng ngừa sâu bệnh.
  • Thúc định kì 15 ngày bón 1 lần, lượng bón 50 – 70 kg NPK 13 – 13 – 13 + TE Đầu Trâu cho 1000m2.
  • Bón phân Magiê: Định kì 4 – 5 tháng bón 1 lần với lượng 1,5 – 2 kgMgSO4 / 1000m2 bằng cách trộn với phân NPK bón gốc hoặc hoà với nồng độ 0,2 – 0,3 % phun qua lá.
  • Phun qua lá: Phân bón thích hợp cho các thời kì phát triển của hoa hồng là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân tối đa, trung, vi lượng và các chất điều hoà sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun phụ thuộc vào độ tuổi và thời kì sinh trưởng như sau:
    • Thời kì hồng tăng trưởng và sau khi cắt hoa: Pha 1 – 2 g Đầu Trâu 501 trong 1 lit nước, phun định kì từ 7 – 10 ngày/lần.
    • Thời kì hoa hồng sắp ra nụ hoa: pha 1 – 2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lit nước, phun định kì 7 – 10 ngày/lần.
    • Khi hồng đã có nụ và dưỡng hoa đang nở: Pha 1 – 2 gam Đầu Trâu 901 trong 1 lit nước, phun định kì 7 – 10 ngày/lần.

Từ năm thứ 2, vào đầu chu kì, bón 5 – 6 tấn phân chuồng hoai/1000m2. Phân bón NPK 13 – 13 – 13 + TE Đầu Trâu và phân bón lá sử dụng theo qui trình như trên.

  1. Vườn hoa hồng cắt cành

b.1. Bón lót (lượng bón cho mỗi m2 đất trước khi đặt bầu):

  • 3 – 4 kg phân chuồng hoai.
  • 2 – 3 kg tro trấu.
  • Đất trồng Compost Đầu Trâu.
  • 50 – 100 gam lân Đầu Trâu.
  • Kết hợp với thuốc trừ kiến, mối và sùng.

b.2. Bón thúc: Thúc định kì 15 – 20 ngày/lần với lượng phân bón:

  • 40 – 60 gam NPK 13 – 13 – 13 + TE Đầu Trâu cho mỗi m2 đất.
  •  Sau mỗi lứa hoa cần tỉa cành và bón bổ sung 1kg phân chuồng.
  • Phun phân bón lá Đầu Trâu 501, 701 và 901 như qui trình nói trên.
  1. Hoa hồng bồn (chậu)
  • Chuẩn bị đất trồng: Sử dụng đất Compost Đầu Trâu, bỏ vài viên gạch nhỏ ngay chỗ thoát nước của chậu để tránh bí nước. Đổ hỗn hợp đất này vào bồn (chậu) sau đó đặt sao cho bề mặt ngang với mặt đất và đạt 8/10 so với thành chậu, lèn chặt đất lại.
  • Bón thúc định kì 20 – 30 ngày/lần với lượng: 30 – 50 gam NPK 13 – 13 – 13 + TE Đầu Trâu.

Lượng phân bón trên tính cho mỗi chậu (1 – 2 bụi), với bồn cần tăng lượng lên theo số lượng bụi.

Phân bón lá Đầu Trâu 501, 701, 901 theo qui trình như trên. Sau 2 – 3 tháng cần thay 1/3 đến ½ lượng đất cũ trong chậu (bồn) bằng hỗn hợp đất sạch Compost Đầu Trâu. Cần moi đất quanh chậu và phía trên, tránh làm đứt rễ. Tưới nước ngay sau khi thay đất.

Tưới nước: Đảm bảo độ ẩm của đất 60 -70%, không khí 80 – 85%.

  • Phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng.
    • Rệp: Hút nhựa cây làm lá bị còi cọc, biến dạng. Phòng ngừa bằng Supracidl 46 EC, Bassa 50 EC nồng độ 2%.
    • Nhệt đỏ: Chích hút nhựa làm cho lá dễ rụng, cây còi cọc. Phòng ngừa bằng Danitol 550 EC nồng độ 2%, Capcadeux.
    • Sâu ăn lá: Cắn phá lá và nụ hoa, phòng ngừa bằng Sumi ¥, Viphesa, Lannat 40 SP nồng độ 2%.
    • Đốm lá: Bệnh đốm vòng (Alternaria Rasal), bệnh đốm mắt cua (Cercopora Rasal), bệnh đốm đen (Mycosphacrilla Rosicola). Bệnh đốm lá làm lá vàng, dễ rụng. Phòng ngừa bằng cách vệ sinh đồng ruộng, bón cân đối NPK, phân chuồng hoai, tỉa lá già, lá bệnh. Thuốc phòng ngừa: Score 250 EC, Daconil 550 SC, Alteracol 70 BHN nồng độ 2%.
    • Bệnh phấn trắng: Bệnh thường hại ngọn non, chồi non, lá non. Biện pháp phòng ngừa là bón tăng hàm lượng kali, giữ độ ẩm của nước vừa đủ, dùng Score 250 EC nồng độ 2%, Kasuran 80 F nồng độ 30 gam/ 8 lit.
      • Tỉa cành, tỉa nụ, thu hoạch và bảo quản hoa:

Tỉa bỏ nhánh hồng dại mọc, nhánh ốm yếu, nhánh mọc không cần thiết... để cây thoáng, quang hợp dễ dàng. Cắt bỏ những cành hoa thứ cấp để hoa các cành khác to lên.

Hoa hồng được thu hoạch khi hoa còn đang nụ, nên cắt hoa vào buổi sáng sớm hay chiều tối. Trước khi cắt cần tưới nhiều nước cho cây sau này sẽ lâu tàn. Dùng dao sắt để cắt hoa, không làm giậm cành xước vỏ làm cây và hoa mau thối. Trung bình mỗi tháng thu hoạch rộ 2 lứa. Sau khi cắt hoa cần tiếp tục chăm sóc tưới phân để cây tiếp tục sinh trưởng và ra hoa tiếp.

Muốn điều khiển hoa nở rộ vào dịp tết Nguyên Đán, trước Tết 40 – 45 ngày tiến hành cắt cành đầu tiên, bỏ đi từ 5 – 6 mắt lá. Sau khi cắt, các cành mới sẽ trổ ra, từ những cành này sẽ cho loạt hoa sát vào thời điểm mong muốn.

Sau mỗi năm nên đốn phát để cây phát cành to khoẻ. Sau 3 năm chặt sát gốc 1 lần làm cho cây mọc mầm tốt và trẻ hoá.

Sau khi cắt khỏi gốc hay rời khỏi cây mẹ, sự sống của cành hoa bắt đầu giảm dần vì khả năng hút chất dinh dưỡng, hút nước không còn nữa. Nó chỉ sống được nhờ vào  chất dinh dưỡng dự trữ còn lại trong cây, dần dần sẽ héo tàn do sự bốc hơi nước, hay do nấm hay vi khuẩn xâm nhập vào các tế bào mô dẫn, làm thối rữa các mạch dẫn truyền.

Ngoài ra, hoa cắt cành tàn nhanh trong đó có vai trò gây gia hoa nhanh của Etylen, Etylen thường sản sinh ra nhiều ở hoa đã thụ phấn, thụ tinh ở lá hoặc hoa già và bị bệnh. Các xốc nhiệt độ, thiếu nước, thiếu vật chất hô hấp cũng làm cho hoa sản sinh nhiều Etylen. Do đó loại bỏ tác động xấu của Etylen trong bảo quản hoa cắt cành là một vấn đề quan trọng.

  • Các bước tiến hành bảo quản hoa sau thu hoạch:
    • Sau khi thu hoạch hoa cắt cành cần cắt thân hoa lại một lần nữa (khoảng 1 – 1,5 cm) ngâm trong nước ấm 38 – 440C trong vòng 20 phút.
    • Chuyển hoa qua ngâm trong thùng dung dịch có chứa 1% đường, một chất Biocide (AgNO3 50ppm), một chất Axit hoá (Axit citric 200 – 600 ppm) hoặc hoặc sunfat nhôm. Đường là chất dưỡng cây có thể thay thế phần thức ăn dự trữ cho hô hấp, trong khi đó Biocide sẽ hạn chế vi trùng làm hỏng thân hoa, chất axit hoá giúp làm giảm độ pH trong nước xuống 3,5 – 4,5. Nước được dùng xử lí phải là nước tinh khiết, độ kiềm là muối thấp, nên dùng nước đã ion hoá, không nên dùng nước máy vì chất Clo trong nước thường làm hoa chóng hỏng như hoa Lay ơn và Đồng tiền. Ngoài những chất trên các hooc môn như N – 6 Benzyladenine 10 – 20 ppm và chất tạo ẩm như Sodium hypocholorit 4 ppm cũng nên thêm vào để kéo dài thời gian bảo hoa.
    • Chất bảo quản hoa được sử dụng ở mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình phân phối. Người trồng hoa sau khi để trong kho và giao chuyển hoa cho tới người bán sĩ, bán lẻ, người tiêu dùng, chất bảo quản hoa phải tăng gấp đôi.

Một số cách bảo hoa khác:

  • Cắt hoa lại 1 lần (1 – 1,5 cm).
  • Ngâm trong nước ấm 38 – 440C.
  • Sử dụng chất Chrysal (chất dinh dưỡng cung cấp cho hoa) thành phần bao gồm đường Glucose, Antibaceria Hypochloridcana trong điều kiện hoa tàn úa nhanh thay thế hợp chất trên bằng 28,35g nước chanh và 1 muỗng cà phê đường không được sử dụng Aspirin.
  • Điểm chú ý: Bình hoặc dụng cụ ngâm hoa phải rửa sạch thay nước mỗi ngày 2 lần.

Nhân giống hoa hồng

    • Nhân giống bằng phương pháp giâm cành.

Sản xuất giống cây hoa hồng bằng phương pháp giâm cành có ưu điểm trong khoảng thời gian ngắn có thể tạo lượng cây giống lớn, cây giống sinh trưởng phát triển tốt, giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ.

Cây hoa hồng là cây thân gỗ, việc ra rễ của cành giâm là rất khó khăn nên cần phải sử dụng chất kích thích ra rễ trong quá trình giâm cành hồng.

Thời vụ giâm và chuẩn bị đất giâm: Giâm cành hoa hồng nên tiến hành vào tháng 2 – 3 (mùa xuân) hay tháng 9 – 10 (mùa thu). Vườn giâm cành cần được che nắng che mưa trong ít nhất 2 tuần đầu đến khi cành giâm ra rễ mạnh. Chọn đất giâm tơi xốp, nhiều mùn, trước khi giâm đất nên được phơi nắng kĩ để khoáng hoá tốt và loại bỏ được các mầm bệnh. Chuẩn bị giâm, đất được tưới nước thất ẩm.

  • Chọn cành giâm: Chọn các cành bánh tẻ từ cây mẹ sinh trưởng phát triển tốt, hoa to, nhiều hoa. Dùng dao sắc cắt vát cành từng đoạn khoảng 10 – 12 cm, chú ý, mỗi đoạn phải có ít nhất 1 mắt tốt, vết cắt phía dưới mắt 3 – 4 cm để khi ra rễ, rễ sẽ ra từ mắt đó. Mỗi cành giâm giữ lại 2 – 3 lá chét.
  • Tiến hành giâm: Trước khi giâm vào đất, nhúng cành vào dung dịch kích thích ra rễ (dung dịch NAA nồng độ 500 ppm) trong 5 giây rồi cắm thẳng vào đất (cắm sâu 2 – 3cm), khoảng cách cắm 10 x 10cm. Hàng ngày che nắng che mưa, tưới ẩm cho đất và cho cành giâm (phun tưới ngày 2 – 3 lần), sau đó 10 ngày một lần phun dinh dưỡng qua lá cho cành giâm (có thể dùng phân qua lá Thiên Nông). Sau khoảng một tháng, cành giâm ra rễ mạnh và đâm chồi, có thể mang đi trồng ngoài sản xuất, sau 3 – 4 tháng, cây có thể ra hoa cho thu hoạch.

6.2. Công nghệ chiết tách các hợp chất trong tinh dầu hoa hồng

Từ xưa đến nay, hoa hồng được coi là loài hoa đẹp và quí phái, là “bà chúa của muôn hoa”, là biểu tượng của tình yêu, sự tôn trọng, lòng thành kính và của những điều tốt đẹp, cao thượng. Ở Nhật Bản, trong các cuộc triển lãm, hoa hồng bao giờ cũng chiếm ngôi vị “Nữ hoàng của các loài hoa”. Ở Bungari, đất nước được mệnh danh “xứ sở của hoa hồng” vì trồng nhiều hoa hồng nhất thế giới, người ta có câu châm ngôn “quí như tinh dầu hoa hồng” để đánh giá một vật nào đó có giá trị rất lớn. Bỡi vì phải cần đến 30 đoá hoa hồng người ta mới cất được một giọt tinh dầu (giá trị hơn cả vàng ròng). Người Hy Lạp cổ đại cho rằng hoa hồng là tặng phẩm quí báu mà nữ thần Kibela đã gởi đến cho loài người để tôn vinh những tình cảm cao đẹp, từ đó hoa hồng được mang tên “Qùa tặng của thiên thần”.

Chính nhờ vào mùi hương dịu dàng, thanh thoát, sang trọng và hình dáng tao nhã, hài hoà, yêu kiều đẹp đẽ một cách tự nhiên mà hoa hồng được coi là vẻ đẹp của người mẹ, của nữ giới nói chung. Từ hơn 4.000 năm nay, người Sumerien đã biết xức nước thơm từ tinh dầu của hoa hồng, được làm đơn giản bằng cách ngâm những cánh hoa hồng trong dầu oliu, dầu hạnh đào. Nhưng chính dân Ảrập là những người đầu tiên chưng cất được tinh dầu hoa hồng vào năm 980. Cứ nửa hecta hoa hồng sẽ cho ta 1 tấn cánh hoa, từ một tấn cánh hoa này chỉ cho ta vỏn vẹn có 0,5 kg tinh dầu. Thế mới biết vì sao loại tinh dầu này lại quí hiếm đến vậy.

Ngày xưa, để thu được tinh dầu người ta xếp những tấm kính vào những chiếc khung gỗ. Trên đó đặt một lớp mỡ lợn rồi xếp từng cánh hoa lên nhau. Người ta thay dần những lớp cánh hoa cho tới khi miếng mỡ hút đủ số tinh dầu cần thiết. Với cách thông dụng này, những phần tử rất nhỏ mang mùi thơm của cánh hoa được tách ra theo hơi nước, sau đó được làm lạnh để tinh dầu chảy xuống thành giọt.

Ngày nay để chiết xuất ra tinh dầu thay vì mỡ lợn chúng ta dùng một loại dung dịch được lấy từ dầu lửa. Đổ dung dịch này lên các cánh hoa tươi cho tới khi thấm hết tinh dầu của cánh hoa. Hỗn hợp thu được đem tách bỏ dung dịch đầu rồi dùng cồn lọc lấy tinh dầu.

Một số cách lấy tinh dầu ép, li trích bằng nước, bằng dung môi hữu cơ, lôi cuốn hơi nước, sử dụng lò vi sóng, siêu âm...

      1. Ép cơ khí:

Phương pháp này sử dụng đối với một số hợp chất giàu tinh dầu. Tiến trình: Dùng máy ép trục hoặc ép vít, ép cả quả cho ra một hỗn hợp gồm mảnh tế bào và tinh dầu ở dạng huyền phù.

Đun nóng hỗn hợp đến 70 đến 800C, cho vào hỗn hợp 10% dung dịch gelatin 30%, 20% dung dịch tanin 10%. Để yên tế bào quả và các dạng keo khác đông tụ lắng xuống. Li tâm tách riêng tinh dầu.

      1. Chưng cất:

Phương pháp này được tiến hành dựa trên sự khếch tán và bay hơi của hợp chất thơm khi tiếp xúc với hơi nước.

Phương pháp chưng cất thường được tiến hành với 4 dạng chủ yếu: Chưng cất trực tiếp, chưng cách thuỷ, lôi cuốn hơi nước, chưng cất chân không.

    • Chưng trực tiếp:
      • Tiến hành: nguyên liệu và hơi nước được cho vào một thiết bị đun sôi, nước bay hơi và lôi cuốn tinh dầu. Hơi nước sẽ được ngưng tụ rơi vào bình lắng. Tách nước lấy ra tinh dầu.
      • Đặc điểm: thiết bị gọn nhẹ, đơn giản. Lượng tinh dầu không tốt, dễ bị biến tính, khó điều chỉnh các thông số kĩ thuật.
    • Chưng cách thuỷ:
  • Nguyên liệu và nước được ngăn cách nhau bỡi một vỉ nồi hơi nước tạo thành sẽ đi qua lớp vỉ, đi vào lớp nguyên liệu, qua đó lôi cuốn theo tinh dầu đi ra thiết bị ngưng tụ.
  • Ưu điểm: nguyên liệu bớt bị cháy khét do không tiếp xúc trực tiếp với nồi đốt.
  •  Nhược điểm: hiệu suất thấp.
    • Chưng cất lôi cuốn hơi nước:
  • Cách chưng này hơi nước được tạo thành từ nồi nấu nước riêng.
  • Ưu điểm: cùng một nồi hơi có thể phục vụ cho nhiều thiết bị. Tinh dầu không bị khét. Màu sắc và phẩm chất tinh dầu khá tốt.
    • Chưng dưới áp suất kém:

Phương pháp này dùng áp suất thấp, do đó chất lượng của tinh dầu rất tốt. Hiệu suất thấp.

6.2.3. Phương pháp trích li

        • Trích li bằng dung môi dễ bay hơi: Phương pháp này được sử dụng cho các loại hoa như cam, hồng, thuỷ tiên...Chất lượng sản phẩm và hiệu quả phụ thuộc vào dung môi, do đó có một số kiến nghị sau:
          • Có nhiệt độ sôi thấp và thấp hơn tinh dầu để tránh làm giảm chất lượng tinh dầu.
          • Không có tác dụng hoá học với tinh dầu.
          • Không biến đổi tính chất khi trích li.
          • Chỉ hòa tan tốt tinh dầu.
          • Tinh khiết, không ăn mòn, không độc, không có mùi lạ, các dung môi được sử dụng: Ete dầu hoả, hecxan, ete etylic, benzen, cloroform.

Tiến trình công nghệ: Trích li → chưng cất loại dung môi ® xử lí chế phẩm.

            • Trích li bằng dung môi không bay hơi:
              • Khi ngâm hương liệu vào một số dung môi không bay hơi, đặc biệt là chất béo động vật và thực vật, tinh dầu có khả năng năng khuếch tán qua màng tế bào và hoà tan vào dung môi.
              • Dung môi thường là: Mỡ bò, cừu, heo đã tinh chế hoặc vaselinc, parafinc, dầu oliu.
                • Phương pháp chưng cất hấp thụ rắn:
                  • Đây là phương pháp hoàn thiện nhất và có nhiều ưu điểm: Hiệu suất cao, tinh dầu có độ tinh khiết cao.
                  • Tinh dầu hoa hồng là một trong những tinh dầu thơm nhất và nhiều công dụng nhất. Các nhà khoa học phân tích trong hoa hồng có tinh dầu với tỉ lệ 0,013 – 0,15% mà thành phần chủ yếu gồm geraniol 12,78%, 1-citronellol 23,89%, phenethyl ancol 16,36%, stearoptenes 22,1%.

6.3. Một số hợp chất quan trọng được trích từ tinh dầu hoa hồng

  • Citronellol (nhiệt độ sôi: 225 – 2260C) có mùi hoa hồng.

Công thức phân tử: C10H20O

Khối lượng phân tử: 156,2652

Cấu tạo hoá học

Tên gọi khác: β – Citronellol; Cephrol; Citronellol; Rodinol; 3,7 – Dimethyl – 6 – octen – 1 – ol; Elenol; RHODINOL; 2,6 – Dimethyl – 2 – octen – 8 – ol; 2,3-Dihydrogeraniol; R-(+)-b-Citronellol; R-(+)-3,7-Dimethyl-6-octen-1-ol; 3,7-Dimethyl-6-octen-1-ol (Citronellol).

  • Geraniol (nhiệt độ sôi: 2300C) có mùi hoa hồng, thơm dịu.

Công thức phân tử: C10H18O

Khối lượng phân tử: 154,2493

Cấu tạo hoá học

Tên gọi khác: Geraniol; trans-Geraniol; Guaniol; Lemonol; Trans-3,7-Dimethyl-2,6-octadien-1-ol; Geraniol alcohol; Geraniol extra; Geranyl ancohol; 2,6-Dimethyl-trans-2,6-octadien-8-ol; 2,6-Octadien-1-ol,3,7-dimethyl-trans-2,6-dien-1-ol; (e)-3,7-Dimethyl-2,6-octadien-1-ol; Meranaol; Trans-3,7-Dimetyl octa-2,6-dien-1-ol; (2E)-3,7-Dimethyl-2,6-octadien-1-ol; Nerol; Neryl Alcohol; (E)-3,7-Dimethyl-2,6-octadien-1-ol (Geraniol); (E)-Geraniol; t-Geraniol; trans-3,7-Dimethyl-2,6-octadien-1-ol (Geraniol); “2,6-Octadien-1-ol,3,7-dimethyl-,(E)-"

  • Ancol benzylic (nhiệt độ sôi: 205 đến 2060C) C6H5CH2-OH có mùi thơm dịu.
  • Ancol phenyl etylic (nhiệt độ sôi: 220 đến 2220C) C6H5-CH2-CH2-OH quan trọng trong tinh dầu hoa hồng.

6.4.  Ứng dụng của tinh dầu hoa hồng

Tinh dầu hoa hồng là thành phần chữa bệnh cơ bản, nó kích thích và điều hoà hệ kháng thể với hệ thần kinh của con người, giúp con người giảm căng thẳng, chống mệt mỏi, đồng thời gia tăng hoạt động của các tuyến nội tiết, xoá bỏ những rối loạn phức tạp trong các cơ quan của cơ thể và tái tạo tế bào. Có tác dụng làm mờ các vết thâm hay sẹo hoặc ngăn chặn các dấu hiệu xuất hiện sớm của hiện tượng lão hoá da.

Tinh dầu hoa hồng rất tốt cho bộ máy tiêu hoá nhờ khả năng hàn gắn các lớp màng, khử khuẩn và bù đắp lượng men thiếu hụt trong dạ dày và ruột. Tác động đến quá trình trao đổi chất và tiêu hoá thức ăn, cải thiện tình hình hoạt động của tuyến nội tiết, giảm chứng dị ứng. Tinh dầu hoa hồng làm dịu cơ tim, giảm stress.

Đây là một trong những loại tinh dầu tốt nhất cho sự phát triển của tóc, giảm bớt tóc xơ và loại bỏ gàu, cho tóc suôn và khoẻ. Nó có mùi thơm lâu, tạo cảm giác thoải mái cho cơ thể, làm sạch da.

Tinh dầu hoa hồng là thành phần chữa bệnh cơ bản, nó kích thích và điều hoà hệ kháng thể với hệ thần kinh của con người, đồng thời gia tăng hoạt động của các tuyến nội tiết, xoá bỏ những rối loạn phức tạp trong các cơ quan của cơ thể và tái tạo tế bào.

Tinh dầu hoa hồng rất tốt cho bộ máy tiêu hoá nhờ khả năng hàn gắn các lớp màng, khử khuẩn và bù đắp lượng men thiếu hụt trong dạ dày và ruột. Hầu hết các khoáng chất trong bảng tuần hoàn Mendeleyev đều có ở cánh hoa hồng.

Ngoài ra, cánh hoa hồng có chứa Caxium – tác động đến quá trình trao đổi chất và tiêu hoá thức ăn, Kalium – thành phần vô cùng quan trọng đối với hoạt động của tim, đồng - cải thiện tình hình hoạt động của tuyến nội tiết...

Toàn bộ vi khuẩn bị chết trong vòng 5 phút sau khi tiếp xúc với cánh hoa hồng tươi khiến nó thực sự trở thành loại dược thảo lí tưởng. Cánh hoa hồng tươi giúp chữa trị các mụn mủ, vết bỏng hoặc giảm chứng dị ứng. Bột cánh hoa hồng sấy khô trộn lẫn với mật ong là một bài thuốc hiệu quả chữa chứng hôi và viêm miệng. Xông bột hoa hồng là một liệu pháp khuyến cáo đối với những người có hệ thần kinh yếu, loạn thần kinh chức năng và trầm cảm.

Đặt một bát nước nóng có rắc hoa hồng vào trong phòng nếu bạn cảm thấy căng thẳng, lạnh đỉnh đầu hoặc cảm cúm. Tinh dầu hoa hồng làm dịu cơ tim, nên các bác sĩ luôn kê đơn xông bột hoa hồng cho những người bị hẹp van tim.

Đổ nước nóng vào nửa cốc đựng cánh hoa hồng và đậy kín nắp để giữ tinh dầu, sau đó đổ vào nước tắm sẽ giúp chữa các chứng bệnh thần kinh. Có thể cho thêm nước ép củ cải đường để tăng tính năng chữa bệnh.

Trà hoa hồng (một thìa cà phê bột hoa hồng sấy khô pha trong một li nước đun sôi) là bài thuốc chữa cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi và các chứng loạn thần kinh chức năng, đồng thời cũng là một thứ đồ uống giàu vitamin.

Tinh dầu hoa hồng rất tốt chi việc dưỡng và bảo vệ da, nó giúp cân bằng độ ẩm cho da, nó thường được sử dụng để pha chế vào các loại kem dưỡng da mặt và body.

Để giữ cho làn da mịn màng và có độ ẩm bạn có thể kết hợp hoa cam, oải hưởng với hoa hồng.

Hoa hồng được biết đến với nhiều tác dụng chữa bệnh như: Cân bằng hocmon trong quá trình bị kinh nguyệt, bị cảm lạnh, căng thẳng, hay bị xúc động, hay lo lắng và hồi hộp, giải độc và tuần hoàn hệ thống thần khinh.

Tinh dầu hoa hồng được chiết xuất hoàn toàn tinh khiết từ cánh của những bông hoa hồng, dầu hoa hồng không những làm đẹp mà nó còn được đưa vào các liệu pháp chăm sóc sức khoẻ rất nhiều tại các tổ chức chăm sóc sức khoẻ.

  1. Giúp làm ẩm da: 3 giọt tinh dầu hoa hồng Otto, 1 giọt tinh dầu chanh, 1 giọt tinh dầu quả cam, thêm dầu dưỡng và pha chế vào 60ml nước xông, thêm 1 bao con nhộng vitamin E, khuấy đều và xông mặt, nhắm mắt của bạn lại.
  2. Bột toàn thân làm mềm da: Hoa hồng, hoa oải hương và cây ngọc lan tạo thành 1 loại bột mềm, có mùi cây cỏ, bột dong hoặc bột ngô và lớp đất sét làm mĩ phẩm trắng giúp kiểm soát việc ra mồ hôi, 2 thìa lớn cánh hoa hồng có mùi thơm sấy khô, 50g bột dong hoặc bột ngô, 2 thìa lớn đất sét làm mĩ phẩm trắng, 8 giọt tinh dầu luyện chiết xuất từ hoa oải hưởng, 5 giọt tinh dầu luyện chiết xuất từ hoa hồng, 1 giọt tinh dầu luyện chiết xuất từ cây ngọc lan tây. Nghiền cánh hoa hồng thành bột bằng máy xay cà phê sạch sẽ, sau đó trộn nhuyễn với bột dong hoặc bột ngô dùng tay bóp nhuyễn cất giữ trong 1 thùng đậy nắp chặt, để hỗn hợp trong 1 vài ngày trước khi sử dụng để các loại dầu thấm hoàn toàn vào bột. Theo y học cổ truyền, hoa hồng có vị ngọt, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Người Trung Quốc và nhiều nước châu Á đã dùng hoa hồng để chữa bệnh từ rất lâu đười. Loại hoa hồng đỏ (Mai Khôi hoa) dùng làm huyết mạch lưu thông, chữa kinh nguyệt không đều, đau ở vùng bụng dưới, vết thương sưng tấy, đinh nhọt và viêm mủ da, bệnh bạch cầu. Loại hoa hồng trắng (hồng bạch) chứa nhiều tanin, đường, chất nhầy, tinh dầu, dùng chữa ho trẻ em rất công hiệu; ngoài ra còn làm nhuận trường. Tinh dầu hoa hồng là chất an thần, làm dịu các chứng bệnh về tiêu hoá, trị đau nhức, căng thẳng thần kinh, suy nhược, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt. Ngoài các tác dụng kích thích tuần hoàn máu, nó còn là chất sát khuẩn nhẹ, ít độc nhất trong các loại tinh dầu nên có thể dùng cho trẻ nhỏ. Nước hoa hồng có tác dụng như một loại sữa làm mát dịu và sạch sẽ làn da, có tính sát khuẩn nhẹ và làm hưng phấn tinh thần. Các nhà nghiên cứu ở khoa Dược, trường Đại học UM'S Malaysia cho biết có thể phòng ngừa ung thư và làm hạ huyết áp bằng nước ép của hoa hồng, vì trong cánh hoa có chứa một chất tổng hợp đặc biệt. Người ta đang nghiên cứu chế biến loại trà và nước giải khát từ hoa hồng để điều chế bệnh cao huyết áp. Ở Nhật Bản, hoa hồng được chế biến thành mĩ phẩm bảo vệ sắc đẹp của phụ nữ. Người ta pha trà bằng cánh hoa, lấy nước để rửa mặt vừa tẩy sạch da vừa bảo vệ da rất tốt. Hoặc ngâm cánh hoa vào dấm chua để có một dung dịch khử mùi hôi và sát trùng. Hoặc sắc thuốc từ hoa hồng để làm rửa mặt và thuốc bổ giàu vitamin A để làm trắng da, dưỡng da. Hoa hồng phơi khô trong im (âm can), tán bột dùng để cầm máu, chữa băng huyết, tiêu chảy (người có thai không nên dùng). Ngày dùng 15 – 20 gam bột, hoặc phối hợp với gừng, trà...Y học cổ truyền Ấn Độ cho rằng nước sắc hoa hồng hoặc tinh dầu hoa hồng hoà với nước (1 giọt hoa hồng + 10 giọt nước) dùng để xoa bóp hoặc cho vào bồn nước để tắm sẽ làm an thần, chữa bệnh ngoài da và làm phấn chấn tinh thần, lạc quan, yêu đời. Một số bài thuốc từ hoa hồng:
  • Chữa ho trẻ em: Lấy cánh hoa hồng trắng còn tươi, một quả quất chín (bỏ cuống), ½ muỗng cà phê đường hoặc mật ong. Cho tất cả vào chén nhỏ, hấp cơm hoặc chưng cách thuỷ. Đem ra nghiền nát, trộn đều rồi gạn lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
  • Làm nhuận trường, chống táo bón: Hoa hồng trắng còn tươi hoặc 20 – 40 gam hãm với 100ml nước sôi trong 15 – 30 phút, thêm ½ muỗng cà phê mật ong hoặc đường, uống 2 – 3 lần trước bữa ăn.
  • Cầm máu, chữa băng huyết: Lấy hoa hồng đỏ mới nở 20 – 30 gam ngâm với 1 lit nước sôi khoảng 30 phút, lọc lấy nước hoà với 50 gam đường, khuấy đều. Mỗi lần uống 200ml, uống cho đến khi cầm mới thôi.
  • Chữa giộp lưỡi, loét lợi, lở miệng: Ngâm bột hoa hồng đỏ 5 gam với 25ml rượu trắng trong 24 giờ. Đun nhỏ lửa cho rượu bay hơi, đến khi còn sền sệt thì cho thêm 30 gam mật ong vào đun nhẹ, khuấy đều rồi để nguội. Dùng tăm bông sạch thấm thuốc bôi vào chỗ đau, ngày 2 – 4 lần.
  • Dung dịch mật - hoa hồng này pha với nước sạch, thêm vài hạt muối làm nước súc miệng chữa viêm họng rất tốt.
  • Dưỡng da với nước hoa hồng: Sau khi rửa mặt, bạn hãy chăm sóc da bằng nước hoa hồng. Ngoài tính năng làm sạch, nước hoa hồng còn có nhiều công dụng hỗ trợ khác như: Gĩư ẩm, làm se lỗ chân lông, làm sáng da, tẩy nám, hút chất nhờn, giúp da căng mịn hơn...

Một số bệnh chữa từ tinh dầu hoa hồng khác:

  1. Trị khai huyết và tăng cường sức khoẻ cho tuyến nội tiết.

Cánh của hoa hồng có chứa vitamin C, carotene, các loại vitamin nhóm B và vitamin K - chất cần thiết để điều trị bệnh ho ra máu (bệnh khai huyết). Hầu hết các chất khoáng đều có trong cánh hoa hồng. Chúng có chứa canxi nên giúp cơ thể trao đổi chất tốt và giúp tiêu hoá các loại thức ăn. Kali trong hoa hồng cũng có vai trò quan trọng cho hoạt động của tim, chất đồng có tác dụng chữa bệnh ho ra máu và cải thiện các tuyến nội tiết.

Chất Iodime tốt cho tuyến giáp cũng được phát hiện có trong cánh hoa hồng. Những tác dụng vô kể của hoa hồng đã đưa nó trở thành một loại dược phẩm đầu tiên của đất trời.

Người ta cho rằng, lấy những cánh hoa hồng nở rộ vào sớm tinh mơ khi không khí còn trong lành và ẩm, nhất là những sáng có mưa nhiều và sương mù, có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Cách sử dụng: Sau khi ngắt những cánh hoa này, không được rửa mà phải mang đi sao hoặc sấy khô hay sử dụng để điều trị bệnh. Vì khi rửa bằng nước, nó sẽ làm mất hết những thành phần chữa bệnh của cánh hoa. Cánh hoa hồng cũng có thể sắc lấy nước lấy tinh dầu để trị bệnh.

  1. Chống các bệnh ngoài da và hạn chế vết thương mưng mủ.

Các nhà nghiên cứu cho biết, vi khuẩn sẽ chết trong vòng 5 phút sau khi tiếp xúc với cánh hoa hồng tươi, điều này sẽ làm cho hoa hồng trở thành một loại dược phẩm hoàn hảo để chống lại các bệnh ở da. Hiện nay, chúng ta thường dùng các chế phẩm của hoa hoặc trực tiếp chế từ cánh hoa hồng để làm đẹp da hàng ngày.

Cánh hoa hồng tươi còn hạn chế mưng mủ vết thương và vết bỏng. Chúng cũng có thể làm dịu những vết ngứa do dị ứng gây ra.

3.         Tăng cường hệ miễn dịch, chống vi khuẩn và bảo vệ đường tiêu hoá.

Tinh dầu của hoa hồng là thành phần cơ bản của dược phẩm tự nhiên kì diệu, có tác dụng kích thích và cân bằng hệ miễn dịch cũng như hệ thần kinh con người.

Tinh dầu hoa hồng giúp cải thiện hoạt động của các tuyến nội tiết, loại bỏ rối loạn và của các cơ quan và phục hồi các tế bào.

Ngoài ra, nó cũng rất tốt cho đường tiêu hoá nhờ khả năng làm lạnh các màng nhầy bị tổn thương, chống lại các vi khuẩn và giúp lên men số men thiếu hụt ở trong ruột và dạ dày.

4. Chống viêm phế quản, viêm họng, viêm loét dạ dày và chứng rối loạn thần kinh chức năng.

Cách sử dụng: Dùng khoảng một muỗng cánh hoa hồng phơi khô cho vào một cốc nước chế như pha trà. Sau đó uống như trà bình thường. Đây cũng là loại nước uống nhiều vitamin. Ngoài ra, Mứt làm từ cánh hoa hồng là đơn thuốc tự nhiên tuyệt vời, rất thích hợp với thời tiết lạnh.

5. Chống cảm cúm, sốt, rối loạn thần kinh, viêm lợi và đau tim.

Bột của cánh hoa hồng phơi khô trộn với mật ong là một phương thuốc hiệu nghiệm để chống lại bệnh viêm miệng, viêm lợi. Đau đầu, ốm yếu và suy nhược cơ thể có thể điều trị bằng xông hương và tinh dầu của hoa hồng.

Cách này cũng có tác dụng với những người có hệ miễn dịch yếu, dễ bị loạn dây thần kinh chức năng và thể lực kém. Tinh dầu hoa hồng cũng có thể làm khoẻ mạnh các cơ tim và đó là điều lí giải ví sao các bác sĩ sử dụng liệu pháp xông hương hoa hồng để điều trị bệnh.

Tắm bằng nước hoa hồng là một liệu pháp hoàn hảo chống lại các bệnh ở thần kinh, làm sạch da, làm dịu những lo lắng và mang lại cảm giác thư thái, sảng khoái cho con người.

Tinh dầu được đưa vào cơ thể qua hai con đường chính: Qua hô hấp và qua da

Qua hô hấp

  • Dùng đèn xông hương tạo ẩm: Nhỏ 3, 4 giọt tinh dầu nguyên chất vào đèn xông hương tạo ẩm, tinh dầu khuếch tán vào không khí cùng với hơi nước.
  • Phương pháp xông hơi: Nhỏ 3, 4 giọt tinh dầu vào khoảng ¼ lit nước sôi, dùng hơi nóng để xông mặt và hít thở đều 10 – 15 phút. Tác dụng se lỗ chân lông, giảm độ nhờn, kích thích tuần hoàn máu.

Qua da

  • Trộn 1, 2 giọt tinh dầu và dầu massage (dầu thực vật) hoặc pha với các loại tinh dầu khác thoa nhẹ toàn thân chống mệt mỏi, giảm căng thẳng.
  • Dùng để tắm bằng cách pha vào bồn nước ấm từ 15 – 30 giọt tinh dầu, ngâm mình trong nước khoảng 15 – 30 phút để thư giãn hoàn toàn và có một làn da mượt mà. 
  • Hoa hồng vị ngọt, mùi thơm mát, tính bình, hoa hồng làm thuốc được hái từ sáng sớm, tinh dầu được chiết xuất từ hoa hồng có tác dụng điều hoà hệ thần kinh đồng thời gia tăng hoạt động của các tuyến nội tiết. Theo kinh nghiệm dân gian, hoa hồng có tác dụng chữa mụn nhọt, dị ứng và là thuốc chữa ho rất tốt cho trẻ em.
  • Tinh dầu hoa hồng – công dụng (thường rất quí và đắt tiền vì hàm lượng tinh dầu rất nhỏ).

+  Kích thích và điều hoà hệ kháng thể với hệ thần kinh của con người giúp giảm căng thẳng, chống mệt mỏi đồng thời gia tăng hoạt động của tuyến nội tiết, xoá bỏ những rối loạn phức tạp trong các cơ quan của cơ thể và tái tạo tế bào, có tác dụng làm mờ các vết thâm hay sẹo ngăn chặn các dấu hiệu xuất hiện sớm của hiện tượng lão hoá da.

+  Tinh dầu hoa hồng rất tốt cho bộ máy tiêu hoá nhờ khả năng hàn gắn các lớp màng, khử khuẩn và bù đắp lượng men thiếu hụt trong dạ dày và ruột. Tác động đến quá trình trao đổi chất và tiêu hoá thức ăn, cải thiện tình hình hoạt động của tuyến nội tiết, giảm chứng dị ứng. Tinh dầu hoa hồng làm dịu cơ tim, giảm strress.

+  Cung cấp oxi và thực hiện chức năng diệt khuẩn, khử mùi, làm phân rã nicotin và diệt vi khuẩn nấm mốc trong không khí.

+  Thanh lọc không khí, khử mùi hôi, khử mùi thuốc lá, giúp không khí trong lành và tinh khiết, cung cấp dinh dưỡng cho không khí, cung cấp oxi tăng khả năng hoạt động của phổi, kích thích tuần hoàn, chống vi khuẩn, nấm mốc.

  • Phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến sơ bộ:

+  Nguyên liệu chứa tinh dầu cần phải thu hoạch vào lúc có nhiều tinh dầu nhất và tinh dầu có chất lượng cao nhất, thường là lúc sáng sớm, lúc tan sương.

+   Sơ chế nguyên liệu.   

 

Tài liệu tham khảo

[1] Ts. Đoàn Văn Lư, Ths. Nguyễn Duy Trí (2002), trồng hoa và cây cảnh trong gia đình, NXB Lao Động

[2] Trần Kim Qui (1987), Kĩ thuật các chất mùi, NXB Thành phố HCM

[3] http:// www.vocw.edu.vn

 

 

A - Z Sitemap

Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu.