star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Kiểm soát các nguồn bức xạ bên ngoài

Cơ sở để hạn chế thời gian được dựa trên phép tính liều lượng bức xạ bằng suất liều lượng nhân với thời gian. Lấy ví dụ, chúng ta xem xét một tình huống nghề nghiệp mà sự phơi nhiễm phóng xạ là 2 mREM mỗi giờ và nhà máy mong muốn hạn chế tổng lượng phơi nhiễm này cho công nhân xuống còn 10 mREM một tuần. Giới hạn mong nuốn này sẽ được đáp ứng nếu mỗi công nhân chịu sự chiếu xạ chỉ 5 giờ/ tuần (10 mREM/ tuần chia cho 2 mREM/ giờ = 5 giờ/ tuần). Việc kiểm soát sự phơi nhiễm bức xạ theo cách hành chính này rất đơn giản và không tốn kém khi thực hiện mặc dù điều này đòi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ (cũng như có nhiều việc khác để công nhân làm) và có thể áp dụng ở mức thấp là thích hợp nhất nhằm làm giảm mức độ phơi nhiễm bức xạ do nghề nghiệp.

Khoảng cách được xem là một phương pháp kiểm soát bức xạ dựa trên đặc điểm của nguồn bức xạ điện từ không phải là laser: cường độ bức xạ là phần nghịch đảo của bình phương khoảng cách đến nguồn bức xạ. Lấy ví dụ, nếu khoảng cách từ một điểm của nguồn bức xạ gamma tăng lên gấp đôi thì cường độ bức xạ gamma chỉ lớn bằng 1/4. Tương tự như vậy, nếu khoảng cách từ nguồn bức xạ tăng gấp ba thì cường độ bức xạ chỉ lớn bằng 1/9. Bởi vì bức xạ alpha và beta có tầm phát khá ngắn nên biện pháp sử dụng khoảng cách này chỉ áp dụng được với các bức xạ tia X và tia gamma. Biện pháp này khó áp dụng hơn đối với nhiều nguồn bức xạ khác và đối với các nguồn bức xạ quá lớn không thể ước tính được điểm phát ra của nguồn. Việc dựa vào khoảng cách để có biện pháp bảo vệ hỏi sự bức xạ do nghề nghiệp đòi hỏi phải có sự giám sát hiệu quả.                                        

Che chắn được xem là một phương pháp bảo vệ con người khỏi các nguồn bức xạ bên ngoài vì nó có thể tạo ra một môi trường vốn dĩ an toàn. Có nghĩa là sẽ không cần phải hạn chế thời gian phơi nhiễm của công nhân hay tính toán khoảng cách an toàn từ các nguồn bức xạ. Nguyên tắc cơ bản quan trọng của biện pháp che chắn là một phần bức xạ không đổi sẽ bị mất đi khi chúng ta gia tăng liên tục một độ dày như vậy của vật liệu dùng để che chắn. Trong trường hợp bức xạ tia X và gamma, việc làm mất năng lượng bức xạ xảy ra theo ba cơ chế sau: hiệu ứng quang điện, hiệu ứng Compton, và sản sinh cặp đôi (sản sinh điện tử đối ngẫu). Một biện pháp che chắn cho cùng hiệu quả là sử dụng lớp bán trị (HVL) – là một lớp vật liệu dày dùng để che chắn và làm giảm cường độ bức xạ các tia X và gamma đi một nửa.

 

A - Z Sitemap

Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu.