Các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm không khí
Quan trắc môi trường không khí (Monitoring): Các hệ thống quan trắc môi trường không khí thường được bố trí ở các vị trí có khả năng xuất hiện các chất ô nhiễm không khí như khu vực quanh các trung tâm công nghiệp, gần đường giao thông. Ngoài ra, các trạm quan trắc khí tượng cũng có khả năng theo dõi sự biến động của các chất trong khí quyển. Có hai hình thức xác định mức độ ô nhiễm không khí là ngắn hạn và dài hạn.
+ Hình thức quan trắc ngắn hạn thường cho các giá trị tức thời hoặc xác định trong khoảng thời gian ngắn. Nó cho phép báo hiệu khi mức độ ô nhiễm đạt đến các giá trị nguy hiểm khiến những người dân trong vùng đó hoặc những công nhân tại khu vực ô nhiễm phải có biện pháp phòng tránh như không ra đường, hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông động cơ, công nhân rút ngay khỏi vị trí nguy hiểm v.v...
+ Hình thức quan trắc dài hạn thường thực hiện qua những mạng lưới quan trắc quốc gia hoặc điạ phương trong một khoảng thời gian dài. Nó cho phép ta xác định xu thế của mức độ ô nhiễm tăng, giảm hay ổn định và kiểm soát được sự hoạt động các chương trình kiểm soát ô nhiễm.
Kiểm soát hành chính: đây là các biện pháp thanh tra có tính hành chính trên phạm vi quốc gia hoặc từng địa phương, do các cơ quan chuyên trách về quản lý môi truờng, các tổ chức thanh tra và kiểm soát bảo vệ môi trường thực hiện. Nó bắt buộc các doanh nghiệp đăng ký các nguồn ô nhiễm, các chất độc hại sử dụng và phát thải phải tự áp dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường, giảm chất thải phát sinh. Các cơ quan thanh tra có quyền thu thuế, xử phạt, thậm chí đình chỉ sản xuất nếu các chất thải ô nhiễm phát sinh vượt quá giới hạn cho phép. Các phương tiện giao thông vận tải, các hoạt động nông nghiệp nghiệp, lâm nghiệp cũng được kiểm soát thường xuyên để hạn chế những ảnh hưởng đến môi trường không khí khu vực.
Các biện pháp kỹ thuật: nhằm mục đích giảm sự phát sinh các chất ô nhiễm vào môi trường không khí. Bao gồm:
+ Hoàn thiện công nghệ sản xuất: các công nghệ sản xuất phải liên tục được hoàn thiện. Công nghệ hoàn thiện không những nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, mà còn giảm phát sinh chất ô nhiễm vào khí quyển và môi trường lao động. Ví dụ, thay phương pháp gia công vật liệu khô phát sinh nhiều bụi bằng phương pháp ướt, thay thế các lò clinker đứng bằng lò quay hiệu quả cao và lượng chất thải sinh thấp.
+ Thay thế các chất độc hại, có khả năng gây ô nhiễm bằng các chất ít ô nhiễm hơn
Biện pháp này cần phải cân nhắc đến mối quan hệ giá thành - lợi nhuận, sao cho sản phẩm đạt được có chất lượng tương tự với giá thành khả quan. Ví dụ: trong công nghiệp in, thay mực in trên cơ sở môi hữu cơ bằng mực in dùng nước, thay thế một phần các nhiên liệu đốt hóa thạch bằng các sản phẩm phế thài, sử dụng xăng không chì...
+ Sử dụng thiết bị kiểm soát môi trường: thiết bị kiểm soát môi truờng, hay thiết bị làm sạch không khí, được chia làm hai loại: thiết bị lọc bụi và thiết bị khử khí độc hại
- Thiết bị lọc bụi gồm lọc bụi kiểu trọng lực, lọc bụi quán tính,...
- Thiết bị xử lý khí độc và mùi dựa trên 3 nguyên lý cơ bản là thiêu hủy.
Các điều luật về kiểm soát ô nhiễm không khí: thường được soạn thảo theo quan điểm dựa trên các tiêu chuẩn về chất thải phát sinh, các tiêu chuẩn về chất lượng không khí; đóng thuế cho các chất thải phát sinh & mối quan hệ giá thành - lợi nhuận.
Bài viết liên quan