Tinh dầu hoa hồi - Phương pháp chiết tách
Cây hồi, còn có tên đại hồi, đại hồi hương, bát giác hồi hương, tiếng Bắc Kinh gọi là Bajiao (có nghĩa là "tám cánh"), tên khoa học là Illicium verum, thuộc họ hồi (Illiaceae), thường bị nhầm với cây hồi Nhật Bản (Illicium anisatum) hoặc cây hồi núi (Illicium griffithii) là những loại cây tương tự nhưng không ăn được do chúng đều có chất độc. Ngoài ra, còn có cây tiểu hồi (Foeniculum vulgare, họ Apiaceae) được di thực từ các nước vùng Địa Trung Hải về trồng ở Việt
Đặc tính thực vật
Cây nhỡ, cao 6-10m. Thân thẳng to, cành thẳng nhẵn, lúc non màu lục nhạt sau chuyển sang màu nâu xám. Lá mọc so le, phiến lá nguyên, dày, cứng giòn, nhẵn bóng, dài 8-12cm, rộng 3-4cm, hình mác hoặc trứng thuôn, hơi nhọn dần, mặt trên xanh bóng hơn mặt dưới. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, có khi xếp 2-3 cái; cuống to và ngắn; 5 lá đài màu trắng có mép màu hồng; 5-6 cánh hoa đều nhau màu hồng thẫm. Quả kép gồm 6-8 đại (có khi hơn), xếp thành hình sao, đường kính trung bình 2,5-3cm, lúc non màu lục, khi già màu nâu sẫm, mỗi đài dài 10-15mm, có mũi nhọn ngắn ở đầu. Hạt nhỏ hình trứng, màu nâu nhạt, nhẵn bóng, nằm ở chính giữa mỗi đại khi nứt làm hai.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học chính trong quả hồi là tinh dầu, nếu cất bằng phương pháp kéo hơi nước từ quả hồi tươi sẽ thu được hàm lượng 3-3,5%. Nếu để khô, hàm lượng đạt 9 - 10%.
Tinh dầu là chất lỏng không màu hoặc vàng nhạt, khá sánh, có mùi thơm đặc biệt, chứa 80-90% anethol, còn lại là các terpen, terpineola, pinen, dipenten. limonen,… Trong lá hồi cũng chứa chủ yếu là tinh dầu nhưng độ đông đặc hơi thấp hơn, không được dùng làm thuốc. Hạt hồi không mùi, chỉ có dầu béo.
Sự phân bố tinh dầu trong các bộ phận của cây:
Hoa + +
Lá +
Cành +
Rễ 0
Quả + + +
+ + +: hàm lượng và phẩm chất dầu đủ tốt để khai thác
+ + : hàm lượng tinh dầu thấp nhưng phẩm chất vẫn đảm bảo
+ : hàm lượng tinh dầu thấp nhưng không đảm bảo phẩm chất
0 : hầu như không có tinh dầu
Ở nhiệt độ 15oC, tinh dầu hồi hoàn toàn đông đặc, và ở 18oC hoàn toàn lỏng.
Tỉ trọng ở 15oC: 0,980 - 0,990.
Chỉ số chiết quang: 1,553 - 1,557
Độ quay cực: -2o - +1o, cho dung dịch hoàn toàn trong với 3 thể tích cồn 90o
Công dụng
Tại Việt
Theo Đông y, đại hồi có vị cay, ngọt, tính ôn (ấm), mùi thơm, có tác dụng kiện tỳ, khai vị, trừ đờm, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), sát trùng, vào 4 kinh Can, Thận, Tỳ, Vị. Thường dùng chữa nôn mửa, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, giải độc của thịt cá, tay chân nhức mỏi.
Tinh dầu Hồi cũng có tác dụng kích thích, làm dễ tiêu, chống co giật, ức chế sự lên men ruột, gây trung tiện, long đờm và lợi tiểu nhẹ, được dùng chữa đau bụng; là thành phần của thuốc ngậm chữa ho và là thuốc xoa bóp chữa thấp khớp, thuốc chữa đau tai, sát khuẩn, trị bệnh nấm da và ghẻ. Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều sẽ bị ngộ độc với các triệu chứng say, run tay chân, xung huyết não và phổi, có khi co giật như động kinh.
* Một số đơn thuốc:
1. Cảm hàn, đau bụng thổ tả: Dùng hồi hương tán bột uống mỗi lần 2g với rượu, ngày uống 3,4 lần. Hoặc dùng tinh dầu hồi uống mỗi lần 4 giọt, ngày uống 3-4 lần.
2. Hôi miệng, thở hôi: Dùng hoa hồi nhai nuốt, mỗi ngày vài cánh.
3. Đau lưng: hồi (bỏ hạt) tẩm nước muối sao, tán nhỏ, mỗi lần dùng 6-10g với rượu. Ngoài dùng lá Ngải cứu chườm nóng vào lưng.
4. Chữa cổ trướng và thủng trướng mạn tính: Dùng hồi hương 2g và hạt bìm bìm 8g, tán bột, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống trong 3-4 ngày liền.
5. Đại tiểu tiện không lợi: hồi và bìm bìm như trên tán bột mỗi lần uống 4g với nước gừng.
6. Trị chứng sán khí (sa ruột) đau hoặc bao tinh hoàn có nước (hydrocele testis): có thể dùng cùng với tiểu hồi làm ấm can thận hoặc phối hợp với Lệ chi hạch cùng sao tán bột mịn uống với rượu hoặc phối hợp với Xuyên luyện tử, Ô dược để hành khí; với Ngô thù du, Nhục quế để làm ấm tỳ thận.
7. Trị chứng đau vùng thắt lưng do thận dương hư: thuốc có tác dụng làm ấm lưng gối. Sách Bản thảo cương mục có
8. Trị đau vùng thượng vị do lạnh: nôn, kém ăn, phối hợp với Mộc hương, Sa nhân, Can khương.
9. Trị chứng bạch cầu giảm do xạ trị hóa trị: Tác giả Giải Vịnh Thanh dùng viên Thang bạch Ninh (chế từ chất chiết xuất của đại hồi quả và lá) uống lúc bụng đói mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên nhỏ (hàm lượng mỗi viên là 150mg thuốc sống) . Theo dõi điều trị 452 ca, kết quả đối với bệnh nhân giảm bạch cầu do hóa trị là 88,5% và do xạ trị là 87,3%. Đối với chứng giảm bạch cầu không rõ nguyên nhân cũng có kết quả nhất định (Thông báo dược học 1981,5:311).
- Trong mỹ phẩm, tinh dầu hồi làm kem dưỡng da, kem đánh răng, tách anetol rồi từ anetol nhờ phản ứng oxy hóa chuyển thành anisandehyd dùng làm nước hoa, xà phòng thơm...
- Trong nông nghiệp, tinh dầu hồi bổ sung thêm lượng nội tiết hexostrol, detylsilbestrol vào khẩu phần ăn của gia súc thì đàn gia súc sẽ chóng lớn và tăng trưởng đến 30% trong một thời gian ngắn hơn so với bình thường.
- Trong ẩm thực, đại hồi có hương vị như cam thảo nhưng cay và the hơn, là thành phần quan trọng để tạo nên bột ngũ vị hương. Hồi cũng là loại gia vị không thể thiếu trong nồi nước dùng phở, các món tiềm, ninh, hầm, cà ri… vừa để tăng giá trị dinh dưỡng vừa tạo thêm hương thơm cho món ăn.
- Khi dịch cúm gia cầm xuất hiện, hồi càng tăng thêm giá trị do đây là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất để sản xuất axit shikimic,thành phần quan trọng cơ bản để sản xuất Tamiflu. Thuốc Tamiflu là tên thương mại của Oseltamivir được tổng hợp từ axít Shikimic, dùng chữa bệnh cúm gia cầm H5N1 (hiện vẫn chưa có thuốc thay thế) mà cả thế giới đang xôn xao về thiếu Tamiflu: Hiện loại thuốc này chỉ có hãng Roche (Thụy Sỹ) độc quyền. Do nhu cầu Oseltamivir của thế giới tăng vọt nên giá Shikimic lên tới 400-600 USD/kg.
Bài viết liên quan
- Trà Vỏ Quýt: Công Dụng và Cách Làm
- Water and Wastewater Engineering: Design Principles and Practice
- CÁC NGUYÊN TẮC SƯ PHẠM VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY CHẤT HỮU CƠ - PHẦN: CƠ CHẾ PHẢN ỨNG HỮU CƠ (Tiếp theo phần trước)
- Relative Entropy: Khái niệm và Ứng dụng
- Ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe ngày Tết