CÁC NGUYÊN TẮC SƯ PHẠM VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY CHẤT HỮU CƠ - PHẦN: HYDROCARBON NO (Tiếp theo phần trước)
1. Danh pháp
Bốn chất đầu có tên gọi theo ý muốn của người tìm ra chúng (tên riêng), tuy nhiên, tên này được chấp nhận trong danh pháp quốc tế (IUPAC).
CH4: metan C3H8: propan
C2H6: etan C4H10: butan
Từ C5H12 trở đi tên gọi có quy luật:
Tên các chữ số Hylạp + an
C5H12: pentan C8H18: octan
C6H14: hexan C9H20: nonan
C7H16: heptan C10H22: decan
Đó là tên gọi các chất trong trường hợp mạch C không phân nhánh, khi mạch C phân nhánh tức xuất hiện đồng phân tên gọi của chúng phức tạp hơn.
Để gọi các hydrocacbon không phân nhánh thường thêm tiếp đầu ngữ “n” hoặc không có. Khi hidrocacbon có 2 nhóm metyl ở đầu mạch thì thêm tiếp đầu ngữ “iso”, còn nếu có 3 nhóm metyl ở đầu mạch thì thêm tiếp đầu ngữ “neo”.
Ví dụ:
Để thống nhất người ta đưa ra danh pháp chung gọi là danh pháp IUPAC. Để gọi tên theo danh pháp này người ta thực hiện các bước sau:
- Chọn mạch C dài nhất chứa nhiều nhánh nhất làm mạch chính.
- Đánh số mạch chính: đánh số bắt đầu từ phía gần nhánh hơn và theo quy tắc tổng số chỉ vị trí nhánh là bé nhất.
- Gọi tên:
Vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + an
Chú ý: Khi gọi tên các nhánh gọi theo thứ tự alphabet (nếu có nhiều nhánh khác nhau)
Một số nhánh thường gặp:
- CH3: metyl; - C2H5: etyl; - CH2 - CH2 - CH3: n-propyl; - CH(CH3)2: isopropyl
Ví dụ:
5-etyl-2,3,3,6-tetrametylheptan
*Gọi tên các đồng phân của C6H14 đã viết ở trên.
2. Tính chất vật lí
Ankan là những chất không màu, ít tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ hoặc được dùng làm dung môi hòa tan các chất không phân cực khác.
Bốn chất đầu trong dãy đồng đẳng là chất khí, những ankan có từ 5 – 17 nguyên tử cacbon trong phân tử là chất lỏng, tử 18C trở lên là những chất rắn. Trạng thái tồn tại của ankan còn phụ thuộc vào cấu tạo mạch C, mạch phức tạp thì trạng thái kém ổn định hơn. Ví dụ C5H12 nếu mạch không nhánh hoặc 1 nhánh (n-pentan và isopentan) thì ở thể lỏng còn mạch phức tạp hơn (neopentan) thì ở trạng thái khí.
Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy tăng dần theo chiều tăng mạch C (chiều tăng khối lượng phân tử). Các đồng phân mạch nhánh có nhiệt độ sôi thấp hơn đồng phân mạch không nhánh, nhiệt độ sôi càng thấp nếu số nhánh càng nhiều và càng gần đầu mạch chính.
(còn nữa)