Thu hồi lô kẹo thạch sữa trái cây XZL Milk Fuit Jelly School Bags vì chứa phụ gia có nguy cơ gây nghẹt thở.
Thu hồi lô kẹo thạch sữa trái cây XZL Milk Fuit Jelly School Bags vì chứa phụ gia có nguy cơ gây nghẹt thở.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, Cục vừa nhận được cảnh báo sản phẩm kẹo thạch sữa trái cây XZL Milk Fruit Jelly School Bags vì nguy cơ gây nghẹt thở.
Theo đó, Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm Anh (FSA) đăng thông tin cảnh báo về việc Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Interdragon và Công ty TNHH Thị trường Á Đông tại Anh đang thu hồi sản phẩm kẹo thạch sữa trái cây (XZL Milk Fruit Jelly School Bags) do sản phẩm có chứa phụ gia thực phẩm Carrageenan (INS 407), Sodium Alginate (INS 401) và Konjac (INS 425) không được phép sử dụng trong sản phẩm thực phẩm dạng thạch vì chúng có nguy cơ gây nghẹt thở.
Thông tin chi tiết về sản phẩm bị cảnh báo và thu hồi:
Tên sản phẩm: XZL Milk Fruit Jelly School Bags
Bao gói: Túi 600g
Số lô: tất cả các lô
Hạn sử dụng trước ngày 01.9.2022 và 30.9.2022.
Trước thông tin trên, Cục An toàn thực phẩm đã thông báo đến cơ quan quản lý có thẩm quyền của Bộ Công Thương để tiếp tục tìm hiểu thông tin, theo dõi và tiến hành kiểm soát sản phẩm này.
Cục An toàn thực phẩm xin thông báo và sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về cảnh báo này.
Carrageenan là phụ gia tạo đặc, có số hiệu E407. Carrageenan được chiết xuất từ loại tảo đỏ có nguồn gốc từ Ireland, mọc dọc theo bờ biển Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Island. Carrageenan được thu nhận bằng cách chiết từ tảo biển bằng nước hay bằng dung dịch kiềm loãng và được thu lại bằng sự kết tủa bởi cồn, sấy thùng quay, hay kết tủa trong dung dịch KCl và sau đó làm lạnh. Cồn được sử dụng trong suốt quá trình thu nhận và tinh sạch là methanol, ethanol và isopropanol. Sản phẩm có thể chứa đường nhằm mục đích chuẩn hóa, chứa muối để thu được cấu trúc gel đặc trưng hay tính năng tạo đặc.
Một số loại thực phẩm thường gặp ứng dụng carrageenan gồm:
- Sữa: kem tươi, sữa sô cô la, kem, kem chua, phô mai và các sản phẩm sữa chua có thể ép của trẻ em
- Các lựa chọn thay thế sữa: sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa gai, sữa dừa và bánh pudding đậu nành và các món tráng miệng khác
- Thịt: gà tây thái lát, gà chế biến và thịt deli
- Thực phẩm chế biến sẵn: súp đóng hộp và nước dùng, bữa tối bằng lò vi sóng và pizza đông lạnh.
Natri alginate là phụ gia tạo đặc, chất tạo gel và là chất ổn định trong công nghiệp thực phẩm. Natri alginate hay còn gọi là sodium alginate được chiết suất từ tảo nâu dưới dạng natri alginate có M ~ 20.000 – 60.000. Agilnate hấp thụ nước rất tốt, có thể hấp thụ hơn 200 lần khối lượng phân tử của mình.
Một số sản phẩm thực phẩm ứng dụng natri alginate như:
- Yến hũ: Là chất tạo đặc trong sản xuất yến hũ.
- Trong kem: là chất ổn định, thay thế tinh bột và carrageenan. Sodium alginate có thể ngăn cản, hạn chế sự tạo thành tinh thể đá trong suốt quá trình đông, ức chế hoàn toàn sư tạo thành tinh thể của lactose, nhũ hóa các cầu béo, tạo ra độ nhớt cao, tạo ra gel có khả năng giữ nước tốt làm cho kem không bị tan chảy.
- Trong sản xuất bia: là tác nhân chính tạo độ bền cho bọt bia
- Trong sản xuất mayonnaise, món tráng miệng,…: làm đặc và nhũ tương hóa, có thể nâng cao tính ổn định của sản phẩm và làm giảm lượng nước trong thực phẩm.
- Trong mì ăn liền: qua quá trình hydrat hóa, natri alginate làm cải thiện độ dai cho các sản phẩm mì ăn liền, miến, bún …làm cho chúng trở nên dai hơn, đàn hồi và giảm vỡ vụn, tăng khối lượng của sản phẩm.
- Trong thạch: thạch trân châu, thạch 3Q, thạch nổ Popping…sử dụng sodium alginate để tạo hình cầu.
Konjac Gum là chất làm dày, chất nhũ hóa có số hiệu E425. Konjac có trong một loại thảo mộc thuộc họ Ráy.
Konjac được ứng dụng nhiều trong thực phẩm như:
- Trong sản xuất thạch: Konjac kết hợp cùng với carrageenan tạo nên cấu trúc rắn chắc, giòn cho thạch 3Q, thạch trân châu, thạch giòn zai, thạch rau câu. Tỉ lệ sử dụng khoảng 0,2%-1%. Konjac có khả năng tạo gel như agar, gelatin, pectin…
- Sản xuất xúc xích, giò chả, thịt: Sử dụng với tỉ lệ ít làm tăng độ giòn cho sản phẩm.
- Sản xuất nước giải khát: Sử dụng như một chất làm dày, tạo sánh, treo nhân cho nước giải khát.
- Sản phẩm mì khô, nui, noodles: Konjac giúp nâng cao độ giai sợi mì, ổn định sau khi nấu mà không bị vẩn đục. Làm giảm độ gẫy vụn của mì.
- Sản phẩm bánh mì: Với tỉ lệ Konjac 0,1% so với trọng lượng bột mì làm mức độ trương nở, tỷ lệ lỗ khí tăng, bánh mì trở nên đàn hồi và ngon hơn.
- Sản phẩm bột ăn kiêng, các sản phẩm chay: Konjac chứa nhiều Glucomanan là một chất xơ, có độ trương nở gấp 200 lần bằng cách tạo nên các phân tử hydro trong nước tạo cảm giác no. Konjac được sử dụng rộng rãi trong sản phẩm giảm cân.
Theo Báo Lao động
Bài viết liên quan
- Trà Vỏ Quýt: Công Dụng và Cách Làm
- Water and Wastewater Engineering: Design Principles and Practice
- CÁC NGUYÊN TẮC SƯ PHẠM VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY CHẤT HỮU CƠ - PHẦN: CƠ CHẾ PHẢN ỨNG HỮU CƠ (Tiếp theo phần trước)
- Relative Entropy: Khái niệm và Ứng dụng
- Ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe ngày Tết