star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Tác động của sản xuất thuỷ sản và ảnh hưởng đến môi trường nước, đất, phát thải khí nhà kính, đa dạng sinh học, cảnh quan

Ảnh hưởng của việc nuôi trồng thủy sản ven biển đến môi trường
        Quá trình chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản đang diễn ra với quy mô lớn ở vùng mặn hóa ven biển làm gia tăng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển. Tác động làm suy giảm rừng ngập mặn ven biển, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nuôi cá lồng bè trên sông, nuôi thâm canh thủy sản vùng ngọt hóa đã gây nên các tác động đến chất lượng môi trường nước ở đây.
       Chất thải trong nuôi trồng thủy sản là bùn thải chứa phân của các loài thủy sản tôm cá, các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như: hóa chất, vôi và các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe, Fe3+, Al3+, SO42-, các thành phần chứa H2S, NH3,... là sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí ngập nước tạo thành, nguồn bùn phù sa lắng đọng trong các ao nuôi trồng thủy sản thải ra hàng năm trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi. Đặc biệt, với các mô hình nuôi kỹ thuật cao, mật độ nuôi lớn như nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp... thì nguồn thải càng lớn và tác động gây ô nhiễm môi trường càng cao.
       Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 17% trọng lượng khô của thức ăn cung cấp cho ao nuôi được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải ra môi trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa vào môi trường. Đối với các ao nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45% Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác. Các loại chất thải chứa Nitơ và Phốtpho ở hàm lượng cao gây nên hiện tượng phú dưỡng môi trường nước phát sinh tảo độc trong môi trường nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, nguồn chất thải này lan truyền rất nhanh đối với hệ thống nuôi cá bè trên sông, nuôi cá trong các đầm trũng ngập nước... cùng với lượng phù sa lan truyền có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước.

      Đối với nuôi tôm vùng ven biển Nam bộ nơi có hàm lượng phù sa trong nước biển lấy vào ao nuôi rất lớn từ 200-888mg/L, lượng chất rắn này lắng xuống ao nuôi tôm tạo thành lớp bùn hàng năm rất dày. Vấn đề quản lý bùn thải nuôi tôm là hết sức bức xúc cần phải được quản lý để xử lý triệt để ở khu vực nuôi trồng thủy sản nước mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

      Nuôi trồng thủy sản ở nước ta đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức trong việc thực hiện quản lý môi trường. Những khó khăn chính là về thể chế chính sách, cơ chế phối hợp giữa các ngành, trình độ và khả năng quản lý của cán bộ, trình độ khoa học kỹ thuật, ý thức bảo vệ môi trường và khả năng áp dụng công nghệ của người nuôi. Những khó khăn này không tác động đến hiệu quả của việc quản lý môi trường một cách riêng lẻ mà chúng tương tác với nhau.

Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản biển theo hướng bền vững

Ngành nuôi trồng thủy sản đang "nắm giữ" những cơ hội lớn, không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước mà còn chế biến, xuất khẩu. Để nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển bền vững lâu dài chúng ta cần phải tập trung vào một số vấn đề: Chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng, tập trung nuôi trồng theo quy mô lớn. Tập trung đẩy mạnh sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu. Tăng cường phòng chống, kiểm soát dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Định hướng phát triển thế mạnh các vùng, các vật nuôi có thế mạnh phù hợp với từng vùng, miền. Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, học tập, học hỏi những nước có ngành nuôi trồng thủy sản tiên tiến.
      Bên cạnh đó chúng ta cũng phải tiếp tục đầu tư về cơ sở hạ tầng cũng như thiết bị máy móc cũng như con người để ngành nuôi trồng thủy sản của nước ta có thể sánh ngang với các nước đang đứng ở tốp đầu như hiện nay, nuôi trồng theo hướng tập trung và đầu tư vào những con chủ lực như các tra, ba sa,… để đẩy mạnh xuất khẩu.

Xu hướng quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản vùng ven biển

      Xu hướng kết hợp liên ngành và đa ngành. Quản lý môi trường ven biển thuộc loại hoạt động đa lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành khác nhau nên cần có sự kết hợp quản lý mang tính chất đa ngành. Hoạt động bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản vùng ven biển không thể thực hiện độc lập mà cần có sự hỗ trợ của các ngành khác. Hơn nữa, xét về góc độ kinh tế, nuôi trồng thủy sản biển là một chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Muốn phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, các hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được lồng ghép và phụ thuộc tương đối vào các hoạt động của các ngành khác như nông nghiệp, tài chính, giao thông, du lịch...

       Xu hướng kết hợp giữa quản lý Nhà nước và quản lý dựa vào cộng đồng cư dân vùng biển. Một kết quả nghiên cứu gần đây cũng như thực tế cho thấy quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản vùng ven biển chỉ mang lại hiệu quả kinh tế khi những người nuôi trồng thủy sản có những cam kết cộng đồng cùng sự tham gia chỉ đạo của chính quyền địa phương và sự hỗ trợ của các cấp, các ngành.

      Xu hướng ứng dụng các công nghệ nuôi bền vững vùng ven biển. Áp dụng các công nghệ nuôi sạch và thân thiện với môi trường để hạn chế việc sử dụng thuốc, kháng sinh và hóa chất song song với việc sử dụng các chế phẩm sinh học đang là hướng đi mới cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. Các mô hình nuôi như mô hình nuôi tôm - rong câu luân canh, nuôi nhuyễn thể gần các lồng nuôi cá biển... và sử dụng các chế phẩm sinh học đang là xu hướng hiện nay. Vì thứ nhất là tạo ra sản phẩm sạch, thứ hai là xử lý được chất thải và làm sạch môi trường. Ngoài ra, nhiều sản phẩm chiết xuất từ một số thảo dược hay vi sinh có tác dụng phòng bệnh và tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản vùng ven biển.
      Xu hướng lồng ghép quản lý môi trường vào trong các dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển. Trên thế giới hiện nay, các dự án phát triển kinh tế - xã hội thường được đánh giá tác động môi trường trước khi dự án được phê duyệt. Các hoạt động phát triển cần phải được cân nhắc về mặt môi trường, thông qua việc lồng ghép có hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường vào trong dự án.


Phương pháp phát triển cho định hướng phát triển bền vững

      Lợi ích từ phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển rất lớn không chỉ về mặt kinh tế, mà còn cả về mặt chính trị - xã hội đối với hàng triệu cư dân ven biển. Trong thời gian tới, muốn quản lý hiệu quả các vấn đề môi trường liên quan để nuôi trồng thủy sản vùng ven biển phát triển theo hướng bền vững, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
      Tăng cường quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản vùng ven biển để phát triển bền vững và bảo đảm quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản thống nhất trong chiến lược quản lý môi trường biển, đảo quốc gia.

Quan tâm đặc biệt đến công tác quy hoạch nuôi trồng thủy sản, phát triển hợp lý diện tích vùng chuyển đổi từ cây trồng ngập mặn sang nuôi trồng thủy sản, xây dựng vùng chuyên nuôi trồng thủy sản, bảo đảm phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển theo hướng đa dạng hóa các đối tượng nuôi, chuyển dần hình thức nuôi quảng canh sang nuôi bán thâm canh, nuôi thâm canh, có hệ thống khoanh nuôi phù hợp với các vùng sinh thái ven biển nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và khả năng lây lan của dịch bệnh.

       Đẩy mạnh việc xây dựng chính sách, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan đến quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản vùng ven biển theo hướng áp dụng công nghệ sạch, mở rộng ứng dụng mô hình thực hành nuôi tốt trong nuôi trồng thủy sản. Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá và quy hoạch các vùng nuôi thủy sản tập trung một cách có cơ sở khoa học làm căn cứ cho các chương trình đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản và giám sát việc tuân thủ quy hoạch.

      Nâng cao nhận thức cho cư dân vùng ven biển vấn đề môi trường sản xuất sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản. Quy hoạch, thiết lập mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh cho việc nuôi trồng thủy sản vùng ven biển.
       Để giải quyết các vấn đề về nuôi trồng thủy sản và phát triển bền vững, cần ngăn chặn tình trạng phát triển nuôi tràn lan không theo quy hoạch dẫn đến hiệu quả thấp.

 

Hoạt động trong nuôi trồng và chế thủy sản ở ĐBSCL đã phát sinh các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, khí thải gây ô nhiễm môi trường với các nguồn thải chính bao gồm:

     Bùn thải trong quá trình nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm thâm canh, nuôi cá tra công nghiệp, nuôi cá trê) chứa các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các hóa chất và thuốc kháng sinh, các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe2+, Fe3+, Al3+ , SO42- . Lớp bùn này có chiều dày từ 0,1-0,3m trong tình trạng ngập nước yếm khí tạo thành các sản phẩm phân hủy độc hại như H2S, NH3, CH4, Mecaptan…thải ra trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi tác động xấu đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản nuôi trồng. Thành phần bùn thải nuôi tôm công nghiệp có chứa khoảng 29,5%, Si 7.842mg/kg, Ca 13.256 mg/kg, K 5.642 mg/kg, Fe 11.210 mg/kg, H2S 8,3mg/kg, N-NH3 36,1mg/kg, N-NO3 0,3mg/kg, N-NO2 0,1mg/kg, PO4 1,8mg/kg, bùn thải đáy ao nuôi cá tra có thành phần pH 4,37-5,39, TOC 1,56-1,89%, tích tụ khoảng 24% nitơ và 24% phốt pho, trong bùn đáy ao nuôi tổng N 0,131-0,186%, tổng P 0,124-0,181%… là nguồn gây ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng cần phải được xử lý triệt để nhằm phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL.

     Bên cạnh đó, nước thải nuôi trồng thủy sản cũng chứa các thành phần độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường cần được xử lý. Nước thải nuôi tôm công nghiệp có hàm lượng các chất hữu cơ cao (BOD5 12 - 35mg/l, COD 20 - 50mg/l), các chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn lơ lửng (12 - 70mg/l), ammoniac (0,5 - 1mg/l), coliforms (2,5.102 -3.104 MNP/100ml). Nước thải nuôi cá trê lai có thành phần BOD5 56mg/l, COD 118mg/l, tổng N 11,50 mg/l, tổng P 5,02 mg/l. Nước thải nuôi cá tra có thành phần BOD5 50mg/l, COD 112mg/l, tổng N 4,81 mg/l, tổng P 2,17 mg/l. Nguồn nước thải nuôi trồng thủy sản trong một vụ nuôi (nuôi tôm thường 2 vụ/năm, nuôi cá 1 vụ/năm) có thể đạt đến 15.000 - 25.000 m3/ha tùy thuộc vào quy trình nuôi các loại thủy sản... có chứa nhiều thành phần độc hại và các nguồn dịch bệnh phải được xử lý triệt để trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

     Nước thải trong ngành chế biến thủy sản là nguồn nước thải từ nước rửa nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, chế biến sản phẩm, các nguồn nước vệ sinh nhà xưởng sản xuất, nước rửa máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất trong các phân xưởng nhà máy chế biến thủy sản với thành phần như sau: BOD5 khoảng 800 - 2.000mg/l, có lúc đạt đến 4.500mg/l. COD khoảng 1.000 - 2.500mg/l, có lúc đạt đến 5.000mg/l, chất rắn lơ lửng (SS) khoảng 300 - 600mg/l, nitơ tổng số (Nt) khoảng 100 - 150mg/l, photpho tổng số (Pt) khoảng 20-50mg/l, đặc biệt vi sinh Coliforms thường lớn hơn 1.105 MPN/100ml, với lưu lượng khoảng 20 - 35 m3/tấn sản phẩm, đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng cần phải được xử lý đáp ứng quy chuẩn môi trường quy định.

     Nguồn khí thải từ các hệ thống lò hơi, máy phát điện, lò sấy… chứa các thành phần độc hại CO, CO2, NO2, SO2, với lưu lượng, thành phần thải khác nhau, cần được quản lý chặt chẽ và được xử lý tại nguồn đáp ứng quy chuẩn môi trường quy định trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó, trong sản xuất chế biến thủy sản còn tạo ra mùi hôi do phân hủy chất hữu cơ như H2S, NH3, CH3SH (Methyl mercaptan), dung môi hữu cơ bay hơi, chất khử trùng phát sinh trong các công đoạn sản xuất chế biến thủy sản.

Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại là phụ phẩm đầu xương nội tạng cá, đầu vỏ tôm…thải ra trong quá trình chế biến (sản xuất 1 tấn tôm thành phẩm thải ra 0,75 tấn phế thải, cá tra philê 1,8 tấn phế thải…), bùn thải của hệ thống xử lý nước thải, cỏ rác, bọt rác, rong rêu tảo trong ao nuôi phải được thu gom và bảo quản tránh phân hủy gây mùi hôi. Các loại giấy vụn, bao bì cát tông, gỗ vụn, sắt vụn, bao ni lông và các loại ủng cao su, bao tay bảo hộ lao động… được thu gom và chuyển giao cho các đơn vị thu mua phế liệu để phân loại và tái chế đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường.

     Chất thải sinh hoạt trong nuôi trồng và chế biến thủy sản do hoạt động của công nhân viên thải ra với định mức trung bình hàng ngày 0,5 - 1 kg người/ngày (đối với các trang trại doanh nghiệp). Thành phần trung bình: Thực phẩm khoảng 79,17%, giấy khoảng 5,18%, ni lông, nhựa khoảng 6,84%, kim loại khoảng 1,05%... chủ yếu là các thành phần hữu cơ dễ phân hủy, do đó có thể gây các tác động đến môi trường và nhiễm vi sinh trong quá trình phân hủy tạo ra. Nguồn thải này cần được thu gom, quản lý và xử lý đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường trong quá trình canh tác nuôi trồng và chế biến thủy sản.

     Chất thải nguy hại bao gồm: Thùng đựng hóa chất các loại (thuốc khử trùng Chlorine, hóa chất cơ bản, chế phẩm hóa học), các loại dầu nhớt cặn (nhớt thải, dầu cặn máy biến thế thải, POPS…), bóng đèn huỳnh quang thải, giẻ lau máy dính dầu thải, cặn dầu nhiễm hoá chất… phải được thu gom và xử lý theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Tác động của sản xuất thuỷ sản và ảnh hưởng đến môi trường nước, đất, phát thải khí nhà kính, đa dạng sinh học, cảnh quan

Ảnh hưởng của việc nuôi trồng thủy sản ven biển đến môi trường
        Quá trình chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản đang diễn ra với quy mô lớn ở vùng mặn hóa ven biển làm gia tăng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển. Tác động làm suy giảm rừng ngập mặn ven biển, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nuôi cá lồng bè trên sông, nuôi thâm canh thủy sản vùng ngọt hóa đã gây nên các tác động đến chất lượng môi trường nước ở đây.
       Chất thải trong nuôi trồng thủy sản là bùn thải chứa phân của các loài thủy sản tôm cá, các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như: hóa chất, vôi và các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe, Fe3+, Al3+, SO42-, các thành phần chứa H2S, NH3,... là sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí ngập nước tạo thành, nguồn bùn phù sa lắng đọng trong các ao nuôi trồng thủy sản thải ra hàng năm trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi. Đặc biệt, với các mô hình nuôi kỹ thuật cao, mật độ nuôi lớn như nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp... thì nguồn thải càng lớn và tác động gây ô nhiễm môi trường càng cao.
       Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 17% trọng lượng khô của thức ăn cung cấp cho ao nuôi được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải ra môi trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa vào môi trường. Đối với các ao nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45% Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác. Các loại chất thải chứa Nitơ và Phốtpho ở hàm lượng cao gây nên hiện tượng phú dưỡng môi trường nước phát sinh tảo độc trong môi trường nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, nguồn chất thải này lan truyền rất nhanh đối với hệ thống nuôi cá bè trên sông, nuôi cá trong các đầm trũng ngập nước... cùng với lượng phù sa lan truyền có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước.

      Đối với nuôi tôm vùng ven biển Nam bộ nơi có hàm lượng phù sa trong nước biển lấy vào ao nuôi rất lớn từ 200-888mg/L, lượng chất rắn này lắng xuống ao nuôi tôm tạo thành lớp bùn hàng năm rất dày. Vấn đề quản lý bùn thải nuôi tôm là hết sức bức xúc cần phải được quản lý để xử lý triệt để ở khu vực nuôi trồng thủy sản nước mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

      Nuôi trồng thủy sản ở nước ta đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức trong việc thực hiện quản lý môi trường. Những khó khăn chính là về thể chế chính sách, cơ chế phối hợp giữa các ngành, trình độ và khả năng quản lý của cán bộ, trình độ khoa học kỹ thuật, ý thức bảo vệ môi trường và khả năng áp dụng công nghệ của người nuôi. Những khó khăn này không tác động đến hiệu quả của việc quản lý môi trường một cách riêng lẻ mà chúng tương tác với nhau.

Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản biển theo hướng bền vững

Ngành nuôi trồng thủy sản đang "nắm giữ" những cơ hội lớn, không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước mà còn chế biến, xuất khẩu. Để nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển bền vững lâu dài chúng ta cần phải tập trung vào một số vấn đề: Chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng, tập trung nuôi trồng theo quy mô lớn. Tập trung đẩy mạnh sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu. Tăng cường phòng chống, kiểm soát dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Định hướng phát triển thế mạnh các vùng, các vật nuôi có thế mạnh phù hợp với từng vùng, miền. Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, học tập, học hỏi những nước có ngành nuôi trồng thủy sản tiên tiến.
      Bên cạnh đó chúng ta cũng phải tiếp tục đầu tư về cơ sở hạ tầng cũng như thiết bị máy móc cũng như con người để ngành nuôi trồng thủy sản của nước ta có thể sánh ngang với các nước đang đứng ở tốp đầu như hiện nay, nuôi trồng theo hướng tập trung và đầu tư vào những con chủ lực như các tra, ba sa,… để đẩy mạnh xuất khẩu.

Xu hướng quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản vùng ven biển

      Xu hướng kết hợp liên ngành và đa ngành. Quản lý môi trường ven biển thuộc loại hoạt động đa lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành khác nhau nên cần có sự kết hợp quản lý mang tính chất đa ngành. Hoạt động bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản vùng ven biển không thể thực hiện độc lập mà cần có sự hỗ trợ của các ngành khác. Hơn nữa, xét về góc độ kinh tế, nuôi trồng thủy sản biển là một chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Muốn phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, các hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được lồng ghép và phụ thuộc tương đối vào các hoạt động của các ngành khác như nông nghiệp, tài chính, giao thông, du lịch...

       Xu hướng kết hợp giữa quản lý Nhà nước và quản lý dựa vào cộng đồng cư dân vùng biển. Một kết quả nghiên cứu gần đây cũng như thực tế cho thấy quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản vùng ven biển chỉ mang lại hiệu quả kinh tế khi những người nuôi trồng thủy sản có những cam kết cộng đồng cùng sự tham gia chỉ đạo của chính quyền địa phương và sự hỗ trợ của các cấp, các ngành.

      Xu hướng ứng dụng các công nghệ nuôi bền vững vùng ven biển. Áp dụng các công nghệ nuôi sạch và thân thiện với môi trường để hạn chế việc sử dụng thuốc, kháng sinh và hóa chất song song với việc sử dụng các chế phẩm sinh học đang là hướng đi mới cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. Các mô hình nuôi như mô hình nuôi tôm - rong câu luân canh, nuôi nhuyễn thể gần các lồng nuôi cá biển... và sử dụng các chế phẩm sinh học đang là xu hướng hiện nay. Vì thứ nhất là tạo ra sản phẩm sạch, thứ hai là xử lý được chất thải và làm sạch môi trường. Ngoài ra, nhiều sản phẩm chiết xuất từ một số thảo dược hay vi sinh có tác dụng phòng bệnh và tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản vùng ven biển.
      Xu hướng lồng ghép quản lý môi trường vào trong các dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển. Trên thế giới hiện nay, các dự án phát triển kinh tế - xã hội thường được đánh giá tác động môi trường trước khi dự án được phê duyệt. Các hoạt động phát triển cần phải được cân nhắc về mặt môi trường, thông qua việc lồng ghép có hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường vào trong dự án.


Phương pháp phát triển cho định hướng phát triển bền vững

      Lợi ích từ phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển rất lớn không chỉ về mặt kinh tế, mà còn cả về mặt chính trị - xã hội đối với hàng triệu cư dân ven biển. Trong thời gian tới, muốn quản lý hiệu quả các vấn đề môi trường liên quan để nuôi trồng thủy sản vùng ven biển phát triển theo hướng bền vững, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
      Tăng cường quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản vùng ven biển để phát triển bền vững và bảo đảm quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản thống nhất trong chiến lược quản lý môi trường biển, đảo quốc gia.

Quan tâm đặc biệt đến công tác quy hoạch nuôi trồng thủy sản, phát triển hợp lý diện tích vùng chuyển đổi từ cây trồng ngập mặn sang nuôi trồng thủy sản, xây dựng vùng chuyên nuôi trồng thủy sản, bảo đảm phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển theo hướng đa dạng hóa các đối tượng nuôi, chuyển dần hình thức nuôi quảng canh sang nuôi bán thâm canh, nuôi thâm canh, có hệ thống khoanh nuôi phù hợp với các vùng sinh thái ven biển nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và khả năng lây lan của dịch bệnh.

       Đẩy mạnh việc xây dựng chính sách, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan đến quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản vùng ven biển theo hướng áp dụng công nghệ sạch, mở rộng ứng dụng mô hình thực hành nuôi tốt trong nuôi trồng thủy sản. Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá và quy hoạch các vùng nuôi thủy sản tập trung một cách có cơ sở khoa học làm căn cứ cho các chương trình đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản và giám sát việc tuân thủ quy hoạch.

      Nâng cao nhận thức cho cư dân vùng ven biển vấn đề môi trường sản xuất sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản. Quy hoạch, thiết lập mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh cho việc nuôi trồng thủy sản vùng ven biển.
       Để giải quyết các vấn đề về nuôi trồng thủy sản và phát triển bền vững, cần ngăn chặn tình trạng phát triển nuôi tràn lan không theo quy hoạch dẫn đến hiệu quả thấp.

 

Hoạt động trong nuôi trồng và chế thủy sản ở ĐBSCL đã phát sinh các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, khí thải gây ô nhiễm môi trường với các nguồn thải chính bao gồm:

     Bùn thải trong quá trình nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm thâm canh, nuôi cá tra công nghiệp, nuôi cá trê) chứa các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các hóa chất và thuốc kháng sinh, các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe2+, Fe3+, Al3+ , SO42- . Lớp bùn này có chiều dày từ 0,1-0,3m trong tình trạng ngập nước yếm khí tạo thành các sản phẩm phân hủy độc hại như H2S, NH3, CH4, Mecaptan…thải ra trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi tác động xấu đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản nuôi trồng. Thành phần bùn thải nuôi tôm công nghiệp có chứa khoảng 29,5%, Si 7.842mg/kg, Ca 13.256 mg/kg, K 5.642 mg/kg, Fe 11.210 mg/kg, H2S 8,3mg/kg, N-NH3 36,1mg/kg, N-NO3 0,3mg/kg, N-NO2 0,1mg/kg, PO4 1,8mg/kg, bùn thải đáy ao nuôi cá tra có thành phần pH 4,37-5,39, TOC 1,56-1,89%, tích tụ khoảng 24% nitơ và 24% phốt pho, trong bùn đáy ao nuôi tổng N 0,131-0,186%, tổng P 0,124-0,181%… là nguồn gây ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng cần phải được xử lý triệt để nhằm phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL.

     Bên cạnh đó, nước thải nuôi trồng thủy sản cũng chứa các thành phần độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường cần được xử lý. Nước thải nuôi tôm công nghiệp có hàm lượng các chất hữu cơ cao (BOD5 12 - 35mg/l, COD 20 - 50mg/l), các chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn lơ lửng (12 - 70mg/l), ammoniac (0,5 - 1mg/l), coliforms (2,5.102 -3.104 MNP/100ml). Nước thải nuôi cá trê lai có thành phần BOD5 56mg/l, COD 118mg/l, tổng N 11,50 mg/l, tổng P 5,02 mg/l. Nước thải nuôi cá tra có thành phần BOD5 50mg/l, COD 112mg/l, tổng N 4,81 mg/l, tổng P 2,17 mg/l. Nguồn nước thải nuôi trồng thủy sản trong một vụ nuôi (nuôi tôm thường 2 vụ/năm, nuôi cá 1 vụ/năm) có thể đạt đến 15.000 - 25.000 m3/ha tùy thuộc vào quy trình nuôi các loại thủy sản... có chứa nhiều thành phần độc hại và các nguồn dịch bệnh phải được xử lý triệt để trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

     Nước thải trong ngành chế biến thủy sản là nguồn nước thải từ nước rửa nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, chế biến sản phẩm, các nguồn nước vệ sinh nhà xưởng sản xuất, nước rửa máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất trong các phân xưởng nhà máy chế biến thủy sản với thành phần như sau: BOD5 khoảng 800 - 2.000mg/l, có lúc đạt đến 4.500mg/l. COD khoảng 1.000 - 2.500mg/l, có lúc đạt đến 5.000mg/l, chất rắn lơ lửng (SS) khoảng 300 - 600mg/l, nitơ tổng số (Nt) khoảng 100 - 150mg/l, photpho tổng số (Pt) khoảng 20-50mg/l, đặc biệt vi sinh Coliforms thường lớn hơn 1.105 MPN/100ml, với lưu lượng khoảng 20 - 35 m3/tấn sản phẩm, đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng cần phải được xử lý đáp ứng quy chuẩn môi trường quy định.

     Nguồn khí thải từ các hệ thống lò hơi, máy phát điện, lò sấy… chứa các thành phần độc hại CO, CO2, NO2, SO2, với lưu lượng, thành phần thải khác nhau, cần được quản lý chặt chẽ và được xử lý tại nguồn đáp ứng quy chuẩn môi trường quy định trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó, trong sản xuất chế biến thủy sản còn tạo ra mùi hôi do phân hủy chất hữu cơ như H2S, NH3, CH3SH (Methyl mercaptan), dung môi hữu cơ bay hơi, chất khử trùng phát sinh trong các công đoạn sản xuất chế biến thủy sản.

Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại là phụ phẩm đầu xương nội tạng cá, đầu vỏ tôm…thải ra trong quá trình chế biến (sản xuất 1 tấn tôm thành phẩm thải ra 0,75 tấn phế thải, cá tra philê 1,8 tấn phế thải…), bùn thải của hệ thống xử lý nước thải, cỏ rác, bọt rác, rong rêu tảo trong ao nuôi phải được thu gom và bảo quản tránh phân hủy gây mùi hôi. Các loại giấy vụn, bao bì cát tông, gỗ vụn, sắt vụn, bao ni lông và các loại ủng cao su, bao tay bảo hộ lao động… được thu gom và chuyển giao cho các đơn vị thu mua phế liệu để phân loại và tái chế đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường.

     Chất thải sinh hoạt trong nuôi trồng và chế biến thủy sản do hoạt động của công nhân viên thải ra với định mức trung bình hàng ngày 0,5 - 1 kg người/ngày (đối với các trang trại doanh nghiệp). Thành phần trung bình: Thực phẩm khoảng 79,17%, giấy khoảng 5,18%, ni lông, nhựa khoảng 6,84%, kim loại khoảng 1,05%... chủ yếu là các thành phần hữu cơ dễ phân hủy, do đó có thể gây các tác động đến môi trường và nhiễm vi sinh trong quá trình phân hủy tạo ra. Nguồn thải này cần được thu gom, quản lý và xử lý đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường trong quá trình canh tác nuôi trồng và chế biến thủy sản.

     Chất thải nguy hại bao gồm: Thùng đựng hóa chất các loại (thuốc khử trùng Chlorine, hóa chất cơ bản, chế phẩm hóa học), các loại dầu nhớt cặn (nhớt thải, dầu cặn máy biến thế thải, POPS…), bóng đèn huỳnh quang thải, giẻ lau máy dính dầu thải, cặn dầu nhiễm hoá chất… phải được thu gom và xử lý theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại.

A - Z Sitemap

Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu.