QUY CÁCH TRÌNH BÀY BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
I. Soạn thảo văn bản
- Sử dụng font chữ Times New Roman cỡ chữ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword; mật độ chữ bình thường, không nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ
- Chế độ dãn dòng đặt 1,5 lines; before: 6 pt, after: 6 pt
- Lề trên: 3,0 cm; lề dưới: 3,0 cm; lề trái: 3,5 cm; lề phải: 2 cm
- Số trang được đánh ở phía trên đầu mỗi trang giấy và ở góc phải
- Đồ án tốt nghiệp được in trên một mặt giấy A4 (210 x 297 mm), dày từ 50 - 70 trang (không kể phụ lục)
II. Bố cục của khóa luận, đồ án và báo cáo tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT (Nếu có)
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC (Nếu có)
III. Qui định về cách sử dụng thuật ngữ khoa học
1. Thuật ngữ khoa học
Thuật ngữ khoa học không phiên âm mà phải dùng nguyên văn bằng tiếng Anh.
- Những từ Latin đã được Anh hóa thì phải viết chữ nghiêng
2. Danh pháp hóa học
Danh pháp hóa học không được phiên âm mà phải viết nguyên văn bằng tiếng Anh.
Tên loài (species) và chi (genus) phải in nghiêng. Tên họ, bộ, lớp, ngành được in thẳng. Có thể viết tên tác giả (hoặc không) ở sau tên loài, nếu cần viết thì tên tác giả và năm công bố phải viết chữ thẳng. Tên tác giả có thể viết tắt theo hướng dẫn của các bộ danh pháp quốc tế (chẳng hạn đối với thực vật có thể sử dụng theo Brummitt & Powell, 1992).
4. Bảng
Đánh số thứ tự Bảng theo Chương.
Chương 1 bảng 1 viết là Bảng 1.1.
Chương 2 bảng 1 viết là Bảng 2.1.
Bảng căn giữa trang. Tên bảng đặt ở trên bảng, căn giữa, cách trên và cách dưới 12 pt., font Times New Roman, cỡ chữ 12; Tiêu đề: Bảng 1.1, Bảng 2.1, viết in nghiêng, tên bảng viết in thường.
Chữ và số dùng trong bảng: dùng font Times New Roman, cỡ chữ 12, cách trên 4 pt, cách dưới 4 pt.
5. Hình
Đánh số thứ tự Hình theo Chương.
Ví du: Chương 1 Hình 1 viết là Hình 1.1.
Chương 2 Hình 1 viết là Hình 2.1.
Hình căn giữa trang. Tên hình đặt ở dưới hình, căn giữa, font Times New Roman cỡ chữ 12; Tiêu đề: Hình 1.1, Hình 2.1, viết in nghiêng, tên hình viết in thường. Tất cả hình vẽ, biểu đồ, đồ thị, bản đồ, ảnh chụp.. sử dụng trong nội dung đều gọi là hình.
Chữ và số dùng trong hình: dùng font Times New Roman, cỡ chữ 12. Ngoại trừ chữ và số dùng trong biểu đồ, đồ thị dùng font Arial, cỡ chữ 9 - 10.
6. Tên tác giả: không phiên âm mà phải viết nguyên văn tên tác giả
7. Tên quốc gia: không phiên âm mà viết tên quốc gia theo tiếng Anh
IV. Hướng dẫn xếp tài liệu tham khảo
1. Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ và theo trật tự: Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật, … Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật … (đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch Tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu).
2. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả luận án theo thông lệ của từng nước:
- Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
- Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B.
3. Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
• tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
• (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
• tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
• nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
• nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)
4. Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách … ghi đầy đủ các thông tin sau:
• tên các tác giả (không có dấu ngăn cách)
• (năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
• “tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
• tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
• tập (không có dấu ngăn cách)
• (số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
• các số trang. (Bắt đầu bằng chữ tr. nếu là tài liệu tiếng Việt, chữ pp. nếu là tiếng Anh, gạch ngang giữa hai chữ số nếu là các trang liên tiếp, đánh dấu phẩy giữa danh sách các trang không liên tiếp, dấu chấm kết thúc).
5. Đối với tài liệu tham khảo là tài liệu được đăng tải trên các trang web, cần phải ghi địa chỉ cụ thể cho phép truy cập trực tiếp đến tài liệu kèm theo ngày truy cập.
Dưới đây là ví dụ về cách trình bày:
CHƯƠNG 1 1.
TỔNG QUAN (cỡ chữ 16 pt)
(Cách 1 dòng trống)
1.1. GIỚI THIỆU CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (cỡ chữ 14 pt)
1.1.1. Tình hình nghiên cứu…. (cỡ chữ 14 pt)
1.1.1.1. Trên thế giới (cỡ chữ 14 pt)
(cỡ chữ 14)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Quách Ngọc Ân (1992), “Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai”, Tạp chí Di truyền học ứng dụng, 98 (1), tr. 10-16.
2. Bộ Nông nghiệp & PTNT (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992-1996) phát triển lúa lai, Hà nội.
3. Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan Đức Trực (1997), Đột biến - Cơ sở lý luận và ứng dụng, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Gấm (1996), Phát hiện và đánh giá một số dòng bất dục đực cảm ứng nhiệt độ, Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
....
23. Võ Thị Kim Huệ (2000), Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị bệnh…, Luận án Tiến sĩ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
Tiếng Anh
24. Anderson J.E. (1985), “The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case”, American Economic Review, 75(1), pp. 178-190.
25. Boulding K.E. (1955), Economics Analysis, Hamish Hamilton, London.
26. Central Statistical Oraganisation (1995), Statistical Year Book, Beijing.
27. FAO (1971), Agricultural Commodity Projections (1970-1980), Vol.II. Rome.
28. Institute of Economics (1988), Analysis of Expenditure pattern of Urban Households in Vietnam, Department of Economics, Economic Research Report, Hanoi.
29. Jafari N.G. & Gunale V.R. (2006), “Hydrobiological Study of Algae of an Urban Freshwater River”, Journal of Applied Sciences and Environmental Management, 10 (2), pp.153 –15
Bài viết liên quan
- Trà Vỏ Quýt: Công Dụng và Cách Làm
- Water and Wastewater Engineering: Design Principles and Practice
- CÁC NGUYÊN TẮC SƯ PHẠM VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY CHẤT HỮU CƠ - PHẦN: CƠ CHẾ PHẢN ỨNG HỮU CƠ (Tiếp theo phần trước)
- Relative Entropy: Khái niệm và Ứng dụng
- Ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe ngày Tết