star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Phương pháp học tốt đại học

1. Chủ Động trong việc học – Active Study

A. Chuẩn bị bài

Chuẩn bị bài trước ở nhà, list những câu hỏi không rõ trong lúc đặt, làm cho bản thân một cái sườn bài mình đọc, chỗ nào nên ghi lại, chỗ nào chưa rõ cần thảo luận hoặc chuẩn bị để tham khảo ý kiến giảng viên

B. Tham gia thảo luận và đặt câu hỏi

Tham gia thảo luận và đặt câu hỏi mình chưa rõ, trình bày quan điểm, suy nghĩ, mạch logic của cá nhân trong quá trình minh chuẩn bị trên lớp

C. Phản biện

Phản biện trong quá trình thảo luận – nên nhớ phản biện tích cực, lắng nghe quan điểm suy nghĩ từ bạn bè, giảng viên để học hỏi và tích lũy kiến thức

Tư duy phản biện sẽ giúp sinh viên biết cách cải thiện các điều kiện, phương pháp và kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư duy đại học không đơn giản, một chiều mà đòi hỏi người học, người nghiên cứu phải có tính sáng tạo cao, luôn biết cách lật ngược vấn đề, soi sáng vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề cập đến.

2. Sàng lọc thông tin – Skimming

Học cách Skimming Information - Khi đọc một chương hoặc một đoạn văn, không nên đọc theo thói quen từ trên xuống dưới. Học cách lướt sơ nội dung coi thử khái quát phần đó viết gì, có bao nhiêu trang , định hình trong đầu thử có thể phân bổ nội dung đọc như thế nào. Rồi sau đó mới đọc kỹ từng phần một theo thứ tự, tập thói quen khi đọc highlight phần quan trọng (màu, gạch chân) hoặc tóm tắt phần đọc. Những phần chưa hiểu thì ghi lại câu hỏi, số trang.

3. Ghi chép hiệu quả - Take notes

Làm thế nào để take notes hiệu quả?

Đa số các sinh viên đều gặp khó khăn trong phương pháp ghi chép hiệu quả ở bậc Đại Học. Với lượng kiến thức nhiều được truyển tải trong gói gọn trong vài giờ học cùng với thói quen “đọc-chép” được hình thành từ bậc Phổ Thông gây trở ngại trong việc sàng lọc thông tin quan trọng và ghi chú từ cốt lõi của nội dung. Thay vì lướt khái quát slides, lắng nghe bài giảng để sàng lọc thông tin, sinh viên vẫn theo thói quen ghi lại tất cả nội dung trên slides và kiến thức giảng viên truyền tải trên lớp vì sợ mất kiến thức nhưng không chủ động sàng lọc nội dung trọng tâm và tìm từ cốt lõi cho phần ghi chú của bản thân.

Thực hiện:

- Sàng lọc thông tin – khi đọc một chương, một slide, lướt khái quát ( phần 1)

- Take note – tìm từ trọng tâm cho phần đọc, nếu không thì ghi lại ngắn gọn, xúc tích theo văn phong của cá nhân, theo cách mình hiểu, đừng ngại sai, những gì không nắm chắc có thể mang lên thảo luận với bạn bè, hoặc xin ý kiến của giảng viên để bổ sung. Tất cả chúng ta đều học từ thiếu xót, không ai học từ sự hoàn thiện có sẵn. Phải chủ động trong suy nghĩ và phán đoán, và không ngại đặt câu hỏi.

4. Hệ thống hóa kiến thức – Systemization & Mapping

Đầu tiên, hãy đánh dấu vào những phần quan trọng, sau đó hãy đi vào chi tiết. Gom những kiến thức lẻ của từng phần lại, sắp xếp theo thứ tự từ cơ bản đến nâng cao.

Có thể sử dụng hình ảnh, sơ đồ để hệ thống kiến thức. Sử dụng sơ đồ cột, sơ đồ cây, sơ đồ tư duy,... là một cách học logic giúp kiến thức được hệ thống hoàn chỉnh và giúp bạn ghi nhớ tốt.

Đọc to tài liệu cũng là cách ghi nhớ khá tốt với những bạn nhạy cảm về thính giác. Bạn cũng có thể tự giảng bài cho mình bằng cách nói to những nghi vấn và tự giải đáp.

Lựa chọn phương pháp phù hợp với mình hoặc phối hợp những cách trên để ôn luyện kiến thức một cách hiệu quả nhất.

5. Kết nối kiến thức với thực tiễn – Applications

- Sử dụng kiến thức vào thực hành bài tập

- Sử dụng kiến thức làm nền tảng cho tham khảo và nghiên cứu

- Liên kết kiến thức với tin tức, báo chí, truyền thông, cuộc sống thực tế

- Ứng dụng vào môi trường làm việc chuyên nghiệp

- Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân

A - Z Sitemap

Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu.