Ô nhiễm chất phóng xạ Radon
Một trong những chất ô nhiễm phóng xạ trong nhà cần quan tâm là khí radon. Khí radon và phóng xạ của nó là nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi, theo nghiên cứu ở Mỹ mỗi năm có khoảng 5.000 - 20.000 người bị chết vì ung thư phổi bởi phóng xạ radon.
Radon 222 là khí phóng xạ, với nửa thời gian sống của nó là 3,8 ngày, nó là một phần tự phân hủy tự nhiên của urani (U) và chì. Radon là một chất khí trơ về mặt hóa học tồn tại trong thời gian rất ngắn, nó là sản phẩm của poloni (Po), chì và bitmutua (bitmut (Bi) - hóa chất dùng trong thuốc tẩy), nó bám chặt vào các hạt bụi li ti, theo đường hô hấp vào phổi và ở lại trong phổi, gây ra bệnh ung thư phổi.
Khí radon có thể được phát thải từ vật liệu xây dựng như gạch, ngói, bêtông, nó còn do nguồn nước ngầm phát thải ra, hoặc phát thải từ các trận mưa rào. Nước máy không phát thải ra khí radon, khí radon cũng được thải ra trong quá trình đốt gas. Đặc biệt là đất và sỏi đá có chứa radium sẽ phát thải khí radon lớn nhất. Gạch có chứa radon và nền đất thẩm thấu nước mạnh là nguồn chính gây ra nồng độ radon lớn ở trong phòng. Hệ số phát thải radon từ nền nhà biến thiên trong khoảng rất rộng từ 0,1pCi/m2.s đến 100pCi/m2.s hoặc cao hơn nữa.
Cục Bảo vệ môi trường Mỹ đã cảnh báo riêng sự ô nhiễm radon rất phổ biến ở mọi vùng địa lý, vì tuy lượng rất nhỏ song uran có trong hầu hết các loại đất đá, khi phóng xạ phát ra radon, phân tán trên mặt đất và thâm nhập vào không gian nội thất qua các vết nứt nẻ, thậm chí qua bê tông, gạch đá. Theo điều tra của Mỹ, 90% lượng radon có trong không gian nội thất là bốc ra từ đất, còn lại là do nước giếng, khí thiên nhiên và vật liệu xây dựng. Nồng độ radon trong các cao ốc đều cao. Do hiện tượng chênh lệnh áp suất, radon bị "hút" lên trên từ các vết nứt, sàn nhà. Cũng do chênh lệnh áp suất giữa trong nhà và ngoài trời, ở xứ lạnh, radon từ ngoài thâm nhập vào trong nhà. Nếu nồng độ radon tích luỹ dần trong nội thất lên tới 200 picoCuri/lít thì người sống trong nhà có nguy cơ ung thư phổi không kém người hút 4 bao thuốc lá mỗi ngày. Người nghiện thuốc lá tiếp xúc thường xuyên với không gian nội thất chứa radon thì mức nguy hiểm càng tăng. Người sống ở tầng trệt phải chịu đựng phóng xạ của radon cao hơn các tầng trên vì nồng độ radon giảm theo chiều cao.
Bài viết liên quan