Nguyên tắc xử trí ban đầu các tai nạn lao động và các biện pháp an toàn lao động
Nguyên tắc xử trí ban đầu các tai nạn lao động
- Sơ cứu: công tác sơ cứu ban đầu cơ bản là chống mất máu, chống choáng và giảm tối đa các tổn thương thêm, thứ phát sau tai nạn. Phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời để đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm, tạo điều kiện cho công tác cấp cứu chuyên môn được tiến hành thuận lợi.
- Phân loại: công tác phân loại tai nạn lao động là rất cần thiết, nhằm mục đích xử trí kịp thời và thích hợp. Cần phân biệt rõ ràng trường hợp nào cần cấp cứu tại chỗ, trường hợp nào cần chuyển tuyến thì chuyển ngay.
- Vận chuyển và chuyển tuyến bệnh nhân: trên cơ sở phân loại bệnh nhân cần tiến hành vận chuyển và chuyển tuyến bệnh nhân đúng theo quy định về chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo cấp cứu kịp thời và chữa trị đúng phương pháp giảm tối đa các di chứng do chấn thương, tai nạn lao động.
Biện pháp an toàn lao động
- Quản lý và giám sát an toàn lao động: công việc này phải tiến hành thường xuyên, nhiều cấp ngành tham gia và được quần chúng hưởng ứng.
- Dự báo nguy cơ tai nạn lao động kịp thời để có sự phòng bị hữu hiệu: những nơi có nguy cơ tai nạn lao động cần có biển báo nguy hiểm để người lao động luôn có ý thức nâng cao cảnh giác để tự phòng tránh tai nạn lao động.
- Giáo dục an toàn và phòng tránh tai nạn thường xuyên và đầy đủ để cả người sử dụng lao động và người lao động cùng nhận thấy được việc cần làm để bảo vệ người lao động ngày một tốt hơn.
Bài viết liên quan
- Trà Vỏ Quýt: Công Dụng và Cách Làm
- Water and Wastewater Engineering: Design Principles and Practice
- CÁC NGUYÊN TẮC SƯ PHẠM VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY CHẤT HỮU CƠ - PHẦN: CƠ CHẾ PHẢN ỨNG HỮU CƠ (Tiếp theo phần trước)
- Relative Entropy: Khái niệm và Ứng dụng
- Ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe ngày Tết