Màu của cây Tô mộc
GIỚI THIỆU:
Tô mộc còn có tên gọi khác là cây gỗ vang, tô phượng, vang nhuộm, co vang, mạy vang (danh pháp khoa học: caesalpinia sappan L.1753), thuộc họ vang (caesalpiniaceae) được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á. Gỗ của nó trong tiếng Anh gọi là brezel wood, Ở Châu Mĩ gọi là brazil wood, Châu Á là sappan wood.
Mô tả cây: Cây gỗ nhỏ, có chiều cao 5m đến 8m. Thân cong queo, cành nhánh nhiều. Thân và cành có rất nhiều gai. Cành non có lông mịn, sau đó hết lông và trở thành nhẵn, có gai ngắn. Lá kép lông chim, gồm 12 đôi hay hơn 12 đôi lá chét, hình ôvan hơi hẹp ở phía dưới và tròn ở đầu, mặt trên nhẵn mặt dưới có lông mịn. Hoa 5 cánh màu vàng, mọc thành chùm ở đầu cành. Nhị hơi lòi ra, nữa dưới chỉ nhị hơi có lông, bầu hoa phủ lông xám. Cuống có lông màu nâu gỉ sắt. Qủa thuôn dẹt hình trứng ngược, vỏ rất cứng có sừng nhọn ở đầu, dài từ 7-10cm, rộng 3,5-4cm, trong chứa 3-4 hạt màu nâu vàng. Cho gỗ rất
rắn, gỗ dát màu trắng, lõi màu vàng đỏ hay nâu
Phân bố, thực trạng: Cây mọc chủ yếu ở các nước nhiệt đới,cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, ưa đất tốt, có thể sống trong điều kiện bán khô hạn. Ở Việt
Tháng 8 đến tháng 10 là mùa ra hoa, mùa quả bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12. Bộ phận sử dụng là gỗ từ thân cây được thu hái vào khoảng thời gian mùa thu- đông, sau đó cưa thành đoạn nhỏ và phơi khô. Khi dùng chẻ mỏng.
GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
- Được sử dụng trong y tế như một loại thuốc kháng khuẩn với Stapylococcus, Salmonella, Shigella dysenteriae.
- Theo Đông y, tô mộc vị ngọt, bình, không độc, vào 3 kinh tâm, can và tì; có tác dụng hành huyết, thông lạc, khứ ứ, giảm đau, chữa sinh xong ứ trệ, kinh nguyệt bế, ung thũng, bị đánh tổn thương. Không ứ trệ cấm dùng
- Nhân dân dùng tô mộc làm thuốc săn da cầm máu, dùng trong trường hợp tử cung chảy máu, sinh đẻ mất máu quá nhiều, choáng váng, hoa mắt.
- Tô mộc còn được dùng chữa lỵ ra máu, chảy máu trong ruột, xích bạch đới, tiêu chảy do nhiễm trùng đường ruột.
- Dùng làm thuốc sát trùng (rửa vết thương), xoa bóp khi bị chấn thương, gãy xương
- Nấu nước uống thay nước chè
- Tô mộc cũng là nguồn có giá trị để sản xuất một loại thuốc nhuộm màu đỏ, được dùng để nhuộm các sản phẩm từ sợi bông, da, lông thú, lụa. Dùng làm mực viết.
- Gỗ tô mộc còn là một trong những thành phần dùng để nấu nước rửa hài cốt khi cải táng
- Phần lõi rắn, gần như không bị nứt nẻ và được sử dụng để chạm khắc đồ mỹ nghệ. Nước sắt gỗ vang còn dùng để nhuộm đồ gỗ trước khi đánh vec-ni
- Dùng làm chất chỉ thị màu axit-bazơ`
Ở Việt Nam, cây tô mộc được sử dụng chủ yếu theo kinh nghiệm dân gian như: nấu xôi, đun nứơc uống thay nước chè, làm thuốc bắc…Trong khi đó, đầu thế kỉ 17 ở các nước Châu Âu, Châu Mĩ người ta đã sử dụng tô mộc ( brazil wood) để nhuộm vải, áo quần bằng len, làm mực…Còn ở Châu Á, gỗ tô mộc (sappan wood) là mặt hàng buôn bán chủ yếu giữa người Nhật Bản và người khu vực Đông Nam Á (đặc biệt là Xiêm La). Và gỗ vang là thuốc nhuộm màu đỏ quan trọng trong ngành công nghiệp dệt từ thời trung cổ dến cuối thế kỉ 19.
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC:
Chất màu brasilin, braselein, hematein, hematoxylin, tinh dầu chứa D.(-) phelladren, ocimen. Ngoài ra còn có tanic acid, gallic acid và saponin.
+ Hematein : - Các tên gọi khác: Haematine
- Thuộc phân lớp màu đen tự nhiên 1
- Công thức PT: C16H12O6
- Màu nâu sẫm
- Khối lượng phân tử: 300.3
- Tan trong nước, tạo dung dịch bão hòa 0.4%, tan nhẹ trong rượu
- Công thức cấu tạo:
+ Hematoxylin : - Các tên gọi khác: Haematoxylin
- Thuộc phân lớp màu đen tự nhiên 1
- Công thức PT: C16H14O6
- Màu nâu vàng
- Khối lượng phân tử: 302.3
- Tan trong nước, tạo dung dịch bão hòa 1%, tan trong rượu tạo dung dịch bão hòa 30%.
- Công thức cấu tạo:
+Brazilin : - Thuộc phân lớp màu đỏ tự nhiên 24
- Công thức PT: C16H14O5
- Không màu
- Khối lượng phân tử: 286.3
- Tan tốt trong nước và rượu.
- Công thức cấu tạo:
+ Brazilein : - Thuộc phân lớp màu đỏ tự nhiên 24
- Công thức PT: C16H12O5
- Màu đỏ
- Khối lượng phân tử: 286.3
- Tan tốt trong nước và rượu.
- Công thức cấu tạo:
Nhóm các hợp chất này chủ chủ yếu được sử dụng như chất liệu thuốc màu làm phẩm nhuộm và làm thuốc chữa bệnh. Các chất này nói chung được chiết suất từ gỗ, vỏ cây, rễ cây... được làm khô sau khi làm bay hơi nước hay các dung dịch có axit hay amôniắc hoặc đối với trường hợp của một số chất màu có nguồn gốc thực vật, bằng cách làm lên men.
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHIẾT TÁCH
1. Các phương pháp chiết.
Phương pháp chiết là phương pháp lấy chất từ hỗn hợp bằng dung môi để tách biệt, cô và tinh chế các cấu tử có trong hỗn hợp thành những cấu tử riêng. Có thể chiết từ hỗn hợp dung dịch hay từ chất rắn
Phân loại:
- Chiết trong hệ chất lỏng:
+ Chiết từ các dung dịch hoặc từ các huyền phù
+ Chiết lỏng liên tục
- Chiết trong hệ chất rắn lỏng:
- Chiết đơn giản 1 lần:
Ta đun nóng hợp chất với dung môi trong bình cầu có sinh hàn hồi lưu, lọc nóng hoặc để lắng cho trong rồi chắt. Khi thao tác với những lượng chất nhỏ, ta dùng ống nghiệm có lắp sinh hàn ngón tay hoặc lắp ống sinh hàn không khí
- Chiết đơn giản, nhiều lần:
Để quá trình chiết hoàn chỉnh ta phải lặp đi lặp lại nhiều lần thao tác trên. Trong trường hợp đó ta nên dùng những bộ dụng cụ công tác tự động. Những bộ như vậy gồm bình cầu, một thiết bị chiết và một sinh hàn hồi lưu. Dung môi ở trong bình cầu được bốc hơi từng phần, dung môi được ngưng tụ nhỏ vào chất được chiết đựng trong 1 cái túi nhỏ bằng giấy lọc và sau đó lại chảy vào bình. Trong quá trình đó cấu tử cần được tách sẽ được làm giau thêm trong dung môi.
Các thiết bị chiết
Công dụng của ống THILEPAPE dựa trên nguyên tắc của máy chiết có dòng chảy liên tục có nghĩa là dung môi ngưng tụ ở sinh hàn, rồi thường xuyên nhỏ xuống hợp chất trong khi còn nóng, dung dịch chiết chảy liên tục xuống bình cầu. sau khi quá trình chiết kết thúc, ta đóng khoá lại và có thể cất dung môi thừa lên ống và lấy dung môi đó từ ống nhánh bên cạnh.
Ngoài ra với những phụ kiện khác, ta có thể dung ống THILEPAPE cho những mục tiêu khác nữa, như chiết chất lỏng với dung môi nặng hoặc nhẹ và để xác định lượng nước được cất loại trong hỗn hợp đẳng phí.
So với dụng cụ chiết THILEPAPE, dụng cụ chiết SOXHLET chỉ khác ở chỗ nó có thêm 1 ống xi-phông đặt ở bên cạnh, chỉ để dung dịch chiết chảy vào bình khi mức chất lỏng trong ống chiết đạt được khuỷu trên của ỗng xi-phông. chất được chiết cần có tỷ khối lớn hơn dung môi
Để chiết trong phạm vi bán vi lượng và để chiết với những dung môi có điểm sôi cao, ta dùng chén lọc hút thuỷ tinh xốp. ta treo chén đó vào sinh hàn sao cho chén nằm trong hơi dung môi của bình và đồng thời được dung môi ngưng tụ chảy qua. Ta cũng có thể chiết bán vi lượng trong những dụng cụ chiết kể trên nhưng có kích thước nhỏ hơn.
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG:
1. Ảnh hưởng của ánh sáng:
a)Dung môi rượu:
Lấy 3 mẫu, chiết soxhlet từ rượu, để trong điều kiện ánh sáng và thời gian khác nhau, pha loãng 100 lần đi đo UV-VIS
Kết quả mật độ quang (D):
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của ánh sáng đến màu của hợp chất khi chiết bằng rượu
STT |
m (g) |
V (ml) |
t (ngày) |
Điều kiện |
D (λ=280nm) |
1 |
5.376 |
150 |
99 |
Ánh sáng |
3.292 |
2 |
5.373 |
150 |
91 |
Ánh sáng |
3.274 |
3 |
5.373 |
150 |
91 |
Bóng tối |
3.252 |
Trong đó: m: khối lượng bột gỗ đem chiết soxhlet
V: thể tích dung môi etanol 960
t: thời gian để trong các điều kiện ánh sáng khác nhau
D: mật độ quang
Kết luận: Màu sắc bị thay đổi dưới tác dụng của ánh sáng, càng để ngoài ánh sáng màu càng đậm hơn, nhưng sự thay đổi là nhỏ không đáng kể. Do đó mẫu chiết từ rượu có thể không cần bảo quản.
b) Dung môi nước:
Lấy 4 mẫu chưng ninh bằng dung môi nước, bảo quản trong các điều kiện ánh sáng khác nhau, pha loãng 100 lần đi đo UV-VIS:
Kết quả mật độ quang (D):
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của ánh sáng đến màu của hợp chất khi chiết bằng nước
STT |
m (g) |
V (ml) |
Điều kiện |
D (λ=280nm) |
1 |
5.005 |
100 |
Ánh sáng |
3.440 |
Bóng tối |
3.492 |
|||
2 |
5.003 |
100 |
Ánh sáng |
3.393 |
Bóng tối |
3.461 |
Trong đó: m: khối lượng bột gỗ đem chiết bằng phương pháp chưng ninh
V: thể tích nứơc cất
D: mật độ quang
Kết luận: Dưới tác dụng cuả ánh sáng thì màu của hợp chất bị phân huỷ, điều đó được chứng tỏ qua bảng số liệu, cùng một mẫu nhưng để ngoài ánh sáng thì D nhỏ hơn trong bóng tối.
Nhận xét chung: Đối với dung môi nứơc thì ánh sáng ảnh hưởng dến màu của hợp chất hơn là đối với dung môi rượu. Vì vậy cần thiết phải tránh ánh sáng.
2.Ảnh hưởng của môi trường:
Cho ống nghiệm 2 ml dung dịch đã chiết bằng chưng ninh ở thời gian 4 tiếng. Pha loãng chia thành 3 ống: Ống 1 để đối chứng, ống 2 nhỏ 1-2 giọt dd H2SO4, ống 3 nhỏ 1-2 giọt NaOH. Quan sát hiện tượng:
Kết luận: Màu sắc thay đổi theo môi trường pH khác nhau, có thể ứng dụng làm chất chỉ thị.
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM:
- Kết quả thu được:
Bảng 3.9: Màu sắc khi nhuộm với các chất cắm màu
STT |
Chất cắm màu |
Màu thu được |
1 |
Fe2(SO4)3 |
Màu đen |
2 |
AlCl3 |
Màu đỏ |
3 |
CuSO4 |
Màu nâu |
4 |
|
Màu cam |
KẾT LUẬN CHUNG
* Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy khi chiết chất màu từ cây tô mộc bằng dung môi thì
- Nước và etanol là hai dung môi chiết tốt nhất
- Thời gian chiết tối ưu bằng phương pháp chưng ninh là 4 tiếng
- Tỉ lệ gỗ vang / nước trích li tốt nhất là 5/30
- Ánh sáng ít ảnh hưởng đến màu dung dịch thu được khi chiết bằng dung môi rượu, nhưng lại ảnh hưởng đến màu dung dịch khi chiết bằng dung môi nước
- Màu dung dịch thu được thay đổi theo môi trường pH khác nhau
- Với màu dung dịch chiết được bước đầu có thể ứng dụng trong việc nhuộm vải, với những chất cắn màu khác nhau sẽ cho màu sắc khác nhau.
Bài viết liên quan