star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Hậu quả của thay đổi khí hậu và biến đổi hệ sinh thái

  • Ảnh hưởng tới năng suất của mùa màng: khí hậu thay đổi có thể gây tác động tới năng suất của một số mùa màng ở nhiều nơi. Bất cứ thay đổi bất lợi nào trên diện rộng về công tác sản xuất, cung ứng và phân phối các sản phẩm nông nghiệp - đặc biệt là ở những nước đang phát triển cũng có thể gây ra tác động nghiêm trọng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng và hộ bị đói cũng có khả năng tăng lên. Trái đất nóng lên gây nhiều hậu quả trên toàn cầu và một trong số những tác động đáng chú ý là sự gia tăng mực nước biển do băng ở hai cực tan ra và sự nở của nước biển do nhiệt độ. Mực nước biển gia tăng có thể làm tràn ngập các khu vực trước đây là khu dân cư đông đúc hay làm ngập mặn các vùng đất canh tác vốn dĩ rất hạn hẹp ở một số quốc gia. Hơn nữa, lụt lội ở những cộng đồng dân cư sống vùng ven biển sẽ làm cho nhiều gia đình bị mất như cửa và buộc phải dời đến sống ở những vùng đông đúc, chật hẹp nơi họ rất dễ bị mắc các bệnh lao, bạch hầu và các bệnh tiêu chảy. Mặt khác, như chúng ta đã biết, ước tính khoảng 99% các loài động thực vật có hại cho nông nghiệp có thể bị kiểm soát bởi các kẻ thù trong tự nhiên như chim, rắn, nhện, ong, nấm, các bệnh do virus và nhiều sinh vật khác. Những tác nhân kiểm soát sinh học tự nhiên này đã giúp cho nông dân tiết kiệm được hàng tỷ đô la mỗi năm bằng cách bảo vệ mùa màng khỏi bị thất thoát và giảm nhu cầu sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật (Naylor và Ehrlich, 1997). Khí hậu thay đổi, hệ sinh thái tự nhiên bị mất cân bằng làm cho quá trình kiểm soát sinh học tự nhiên bị ảnh hưởng và điều này sẽ trực tiếp làm giảm năng suất trong sản xuất nông nghiệp và gián tiếp tác động lên nền kinh tế và sức khoẻ của cộng đồng.
  • Nhiệt độ quá cao và hậu quả sức khoẻ: do sự tăng nhiệt độ, càng ngày chúng ta cũng thấy nhiều trường hợp bị căng thẳng do nhiệt độ, nhiều trường hợp có thể dẫn tới tử vong, đặc biệt là ở người già, trẻ em và đối tượng có thu nhập thấp. Sự nhạy cảm của các nhóm đối tượng này có thể do nhiều yếu tố vật lý và xã hội khác nhau quyết định, bao gồm: việc họ phải sống trong điều kiện môi trường không thoáng mát, không có hệ thống thông gió hay điều hòa nhiệt độ. Những bệnh nhân bị các bệnh tim mạch và hô hấp mạn tính là những người có nguy cơ rất cao.
  • Gia tăng ô nhiễm không khí và hậu quả của nó tới sức khoẻ: nhiệt độ tăng lên làm giảm chất luợng không khí, chủ yếu là do vấn đề tăng ô nhiễm khí carbon dioxyl, nitơ oxit, ozon v.v. ở những khu vực đô thị nơi môi truờng bị ô nhiễm nặng. Nhiệt độ và tia tử ngoại ở tầng thấp của khí quyển tăng lên tạo điều kiện cho các phản ứng hoá học xảy ra mạnh mẽ vμ sản xuất ra khí ozon. Ozon là một khí phản ứng rất mạnh và có thể trực tiếp lμm oxy hoá các phân tử, tạo ra các gốc tự do chứa nhiều năng lượng và có thể làm tổn thương đến tế bào. Nồng độ ozon cao trong không khí có thể làm gia tăng các trường hợp bị bệnh hô hấp và bệnh tim mạch. Người ta thấy rằng, những tác động hô hấp cấp tính do ozon gây ra có liên quan tới bệnh hen suyễn ở trẻ em. Khí hậu ấm hơn vμ ẩm ướt hơn ở nhiều vùng có thể làm tăng nồng độ các loại phấn hoa trong không khí và rất có khả năng sẽ có tác động tiêu cực lên những người bị rối loạn dị ứng, ví dụ những bệnh nhân bị hen suyễn hay bị sốt mùa cỏ khô (sốt mùa hè).
  • Những thay đổi trong hệ sinh thái và các bệnh truyền nhiễm: sự kết hợp của thay đổi khí hậu, suy thoái môi truờng và mất cân bằng các hệ sinh thái đã tạo điều kiện lý tưởng cho sự quay trở lại cũng như sự xuất hiện và lây lan của nhiều căn bệnh truyền nhiễm - những bệnh đã lμm hơn 17 triệu người bị tử vong hàng năm trên thế giới. Khí hậu thay đổi làm thay đổi các hệ sinh thái, tỷ lệ giữa động vật săn mồi và con mồi bị mất cân bằng dẫn tới các phương thức kiểm soát sinh học tự nhiên cũng bị phá vỡ. Các loại cá nước ngọt, chim, lưỡng cư và dơi là những loài giới hạn sự phát triển của muỗi (là véc-tơ truyền các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết…). Quạ, chó sói đồng cỏ và rắn giúp kiểm soát các quần thể gặm nhấm. Một số loài gặm nhấm làm lây truyền các bệnh Lyme, hantavirus, arenavirus (sốt xuất huyết), Leptospiroses và dịch hạch. Khi kẻ thù của các véc-tơ truyền bệnh bị giảm về số lượng do tác động của thay đổi khí hậu trong lúc các quần thể vector truyền bệnh lại phát triển mạnh mẽ thì các bệnh truyền qua véc-tơ sẽ có điều kiện lan tràn và chúng ta khó có thể kiểm soát được. Các như khoa học cho rằng khí hậu ấm và ẩm hơn đã tạo điều kiện mở rộng phạm vi hoạt động của nhiều loại bệnh truyền nhiễm.
  • Thay đổi mô hình bệnh tật: trong quá khứ đã có nhiều giai đoạn bệnh tật tàn phá xã hội loài người, ví dụ như bệnh dịch hạch thời trung cổ xảy ra ở châu Âu. Vấn đề này đã xảy ra đồng thời với sự gia tăng dân số, sự đô thị hoá và môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng. Với sự ấm lên của toàn cầu như hiện nay cùng với sự thay đổi mạnh mẽ các hệ sinh thái đã tạo điều kiện cho các mô hình bệnh tật thay đổi trên một diện rộng. Trong nghiên cứu của Tiến sĩ Epstein, ông đã đưa ra 3 tác động chính mà sự thay đổi khí hậu có thể gây ra cho sức khoẻ cộng đồng, đó là:

     + Tạo điều kiện thuận lợi cho sự bùng nổ các bệnh dịch truyền nhiễm.

     + Tăng khả năng lây truyền các bệnh truyền qua véc – tở và làm hàng triệu người bị phơi nhiễm với các         bệnh mới nảy sinh cũng như phơi nhiễm với nhiều nguy cơ sức khỏe khác nhau.

      + Cản trở sự kiểm soát bệnh dịch trong tương lai.

Ngoài ra, một trong những nhân tố không kém phần quan trọng trong việc làm lây lan các bệnh mới nảy sinh,       góp phần thay đổi mô hình bệnh tật trên thế giới đó là việc đi lại, thông thương giữa các quốc gia bằng ô tô, tàu cao tốc hay máy bay. Thời xa xưa, phương tiện vận tải chủ yếu giữa các nước là tàu biển hay xe thô sơ, vì vậy thời gian đi sang một vùng khác hay một nước khác là khá lâu. Các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm có thể bị chết trên đường đi và làm hạn chế sự lây lan bệnh tật giữa các vùng. Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc đi lại giữa các nước bằng máy bay thuận tiện và nhanh hơn nhiều. Mặc dù đem lại nhiều lợi ích cho con người nhưng điều này cũng góp phần làm lây lan bệnh tật. Ngoài các bệnh truyền nhiễm thì ngày nay ở nhiều nước mà nhất là ở những nước phát triển đang phải đương đầu với các bệnh không truyền nhiễm nhưng có tỷ lệ tử vong cao như ung thư, tiểu đường, tim mạch, béo phì v.v…

A - Z Sitemap

Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu.