star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Các tác dụng của lá vối

1. Đặc điểm của lá vối?

Cây vối (tên khoa học là Cleistocalyx Operculatus) là loài thân gỗ. Với chiều cao trung bình khoảng 5-6m, cây vối có đường kính lên đến 50cm. Cuống lá vối dài từ 1-1,5cm, phiến lá vối dai và cứng. Hoa vối có màu lục nhạt, trắng gần như không cuống. Quả vối hình cầu hoặc hình trứng, đường kính từ 7-12mm khi chín có màu tím sẫm, có dịch.

Lá, cành non và nụ vối thường có mùi thơm dễ chịu đặc trưng. Do vậy, người dân thường đun nước vối hay trà vối để uống giải khát hàng ngày, tương tự như nước chè xanh.

2. Các công dụng của lá vối

Trong lá vối và nụ vối có tanin, một số vitamin và chất khoáng, có tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Một số công dụng của lá vối có thể kể đến:

2.1. Hỗ trợ điều trị gout

Nhờ công dụng tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giúp giảm béo, lợi tiểu, tiêu độc nên lá vối được coi là vị cứu tinh với những bệnh nhân mắc bệnh gout.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout là do chế độ ăn uống có nhiều chất béo, ngọt gây ứ đọng axit uric. Mặt khác hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết, đào thải không tốt khiến cho uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng nóng, đỏ, đau khớp.

2.2. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Trong chè nụ vối có các hợp chất flavonoid rất hiệu quả trong việc phòng và điều trị cho bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh đái tháo đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tế bào, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở bệnh nhân tiểu đường và giúp tăng chuyển hóa cơ bản.

2.3. Giảm mỡ máu

Trong nước lá vối có một số loại muối khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể, đồng thời còn giúp giảm mỡ máu.

2.4. Hỗ trợ chữa lở ngứa, chốc đầu

Lá vối dù tươi hay khô, khi sắc đặc đều có thể dùng như một loại thuốc sát khuẩn chữa nhiều bệnh ngoài da như: ghẻ lở, mụn nhọt. Dân gian cũng truyền tai nhau cách chữa chốc lở rất hiệu quả, đó là vò nát lá vối tươi rồi nấu với nước sôi lấy nước đặc để gội đầu, tắm rửa.

2.5. Chữa đau bụng, viêm đại tràng mãn tính

Lá vối cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn. Mỗi khi ăn nhiều chất đạm hoặc dầu mỡ, người ta thường uống nước đun lá vối để kích thích dạ dày tiết nhiều dịch tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, ngăn ngừa chứng đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, trong lá vối cũng chứa tanin giúp bảo vệ niêm mạc ruột và tinh dầu có tính kháng khuẩn, giúp chữa đau bụng đi ngoài phân sống.

3. Cách sử dụng lá vối

Để sử dụng lá vối, người ta dùng chuẩn bị lá vối khô rửa sạch cho vào ấm. Đổ nước vào đun đến khi sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nước vối đun từ lá khô có màu đỏ nâu nhạt, còn hãm từ lá tươi có màu xanh như nước trà xanh.

Đặc biệt, uống nước lá vối không có tác dụng phụ đáng kể nên bất cứ ai cũng có thể uống thường xuyên. Khi uống nước lá vối thường có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái.

1. Đặc điểm của lá vối?

Cây vối (tên khoa học là Cleistocalyx Operculatus) là loài thân gỗ. Với chiều cao trung bình khoảng 5-6m, cây vối có đường kính lên đến 50cm. Cuống lá vối dài từ 1-1,5cm, phiến lá vối dai và cứng. Hoa vối có màu lục nhạt, trắng gần như không cuống. Quả vối hình cầu hoặc hình trứng, đường kính từ 7-12mm khi chín có màu tím sẫm, có dịch.

Lá, cành non và nụ vối thường có mùi thơm dễ chịu đặc trưng. Do vậy, người dân thường đun nước vối hay trà vối để uống giải khát hàng ngày, tương tự như nước chè xanh.

2. Các công dụng của lá vối

Trong lá vối và nụ vối có tanin, một số vitamin và chất khoáng, có tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Một số công dụng của lá vối có thể kể đến:

2.1. Hỗ trợ điều trị gout

Nhờ công dụng tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giúp giảm béo, lợi tiểu, tiêu độc nên lá vối được coi là vị cứu tinh với những bệnh nhân mắc bệnh gout.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout là do chế độ ăn uống có nhiều chất béo, ngọt gây ứ đọng axit uric. Mặt khác hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết, đào thải không tốt khiến cho uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng nóng, đỏ, đau khớp.

2.2. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Trong chè nụ vối có các hợp chất flavonoid rất hiệu quả trong việc phòng và điều trị cho bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh đái tháo đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tế bào, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở bệnh nhân tiểu đường và giúp tăng chuyển hóa cơ bản.

2.3. Giảm mỡ máu

Trong nước lá vối có một số loại muối khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể, đồng thời còn giúp giảm mỡ máu.

2.4. Hỗ trợ chữa lở ngứa, chốc đầu

Lá vối dù tươi hay khô, khi sắc đặc đều có thể dùng như một loại thuốc sát khuẩn chữa nhiều bệnh ngoài da như: ghẻ lở, mụn nhọt. Dân gian cũng truyền tai nhau cách chữa chốc lở rất hiệu quả, đó là vò nát lá vối tươi rồi nấu với nước sôi lấy nước đặc để gội đầu, tắm rửa.

2.5. Chữa đau bụng, viêm đại tràng mãn tính

Lá vối cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn. Mỗi khi ăn nhiều chất đạm hoặc dầu mỡ, người ta thường uống nước đun lá vối để kích thích dạ dày tiết nhiều dịch tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, ngăn ngừa chứng đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, trong lá vối cũng chứa tanin giúp bảo vệ niêm mạc ruột và tinh dầu có tính kháng khuẩn, giúp chữa đau bụng đi ngoài phân sống.

3. Cách sử dụng lá vối

Để sử dụng lá vối, người ta dùng chuẩn bị lá vối khô rửa sạch cho vào ấm. Đổ nước vào đun đến khi sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nước vối đun từ lá khô có màu đỏ nâu nhạt, còn hãm từ lá tươi có màu xanh như nước trà xanh.

Đặc biệt, uống nước lá vối không có tác dụng phụ đáng kể nên bất cứ ai cũng có thể uống thường xuyên. Khi uống nước lá vối thường có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái.

A - Z Sitemap

Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu.