BỤI TRONG KHÔNG KHÍ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI
A. Bụi trong không khí
Bụi trong không khí là yếu gây nhiều tác hại: tổn thương đường hô hấp, ảnh hưởng đến mặt, da và các bộ phận khác của cơ thể con người. Mặt khác bụi còn làm giảm cường độ ánh sáng mặt trời, tăng sự mài mòn chi tiết máy, làm giảm sự phát triển của thực vật và môi trường tốt cho vi trùng phát triển. Ở nồng độ nhất định có thể gây nổ.
Dựa vào kích thước, cỡ hạt bụi mà người ta chia ra thành các loại sau:
- Khói hoặc mây: là các hạt có δ< 0,1 μm và chuyển động Brao không rơi.
- Khói hoặc mây: là các hạt có δ= 0,1÷10 μm rơi với tốc độ đều trong không khí.
- Bụi: là hạt có d >10 μm và rơi trong không khí có gia tốc.
Nồng độ bụi trong tự nhiên phụ thuộc vào địa điểm: Ở nông thôn, rừng núi ít bụi hơn ở thành phố và khu đô thị…
Tất cả các loại bụi đều gây hại đối với con người dưới các dạng sau:
- Biến dạng dần cơ phổi do bụi silic, bụi amiăng, bui XM…
- Gây độc do thở phải bụi chì (Bb), bụi Asen (As)
- Gây vàng da do thở bụi kẽm.
Muốn giảm tốt nhất lượng bụi trong không khí ta phải tiến hành lọc bụi trước khi đưa khi đưa không khí vào phòng, hút và làm sạch bụi khí thải trước khi thải vào môi trường.
1. Mùi hôi thối.
Thường được sinh ra từ nhà bếp, khu vệ sinh trong các phòng thí nghiệm, trong các phân xưởng sản xuất… và quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong môi trường. Ở nước ta, điều kiện giữ vệ sinh không tốt, thời tiết mưa nắng thất thường tạo điều kiện cho sự phát triển mùi hôi thối, nấm mốc…
2. Khí độc hại trong công nghiệp.
Các nhà máy sản xuất công nghiệp đều sinh ra các loại khi độc hại như CO, CO2, SO2, NOx…
- Khí CO: sinh ra do quá trình cháy không hoàn toàn khi đốt nhiên liệu là than, là loại khí độc hại đối với con người.
- Khí SO2: là khí không màu, có mùi khó chịu. Ảnh hưởng đến hệ hô hấp và làm tổn thương phổi. Khí SO2 được hình thành do đốt nhiên liệu có chứa hợp chất lưu huỳnh.
- Hơi Clo (Cl2): có mùi khó chịu, tác dụng đến bộ máy hô hấp, nồng độ cao làm rối loạn nhịp tim và gây tử vong.
- Hơi Clorua hyđrô (HCl): Gây run giật, tổn thương phế quản có khả năng ăn mòn kim loại.
Ngoài ra, trong các dây chuyền sản suất, còn sinh ra các chất khí độc hại khác nhau. Tuỳ theo thời gian tiếp xúc và nồng độ của chúng mà có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ con người và các hệ sinh thái khác.
Bài viết liên quan
- Trà Vỏ Quýt: Công Dụng và Cách Làm
- Water and Wastewater Engineering: Design Principles and Practice
- CÁC NGUYÊN TẮC SƯ PHẠM VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY CHẤT HỮU CƠ - PHẦN: CƠ CHẾ PHẢN ỨNG HỮU CƠ (Tiếp theo phần trước)
- Relative Entropy: Khái niệm và Ứng dụng
- Ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe ngày Tết