Bệnh nghề nghiệp
Có thể nói bệnh nghề nghiệp là một trong các loại bệnh môi trường bao gồm cả tình trạng cấp tính và mạn tính, ví dụ nhiễm độc cấp tính do oxytcarbon, viêm phế quản mạn tính trong môi trường có nhiều bụi...
Có rất nhiều bệnh nghề nghiệp, để dễ nhận biết và có các biện pháp phòng chống phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp người ta phân chia các bệnh nghề nghiệp thành 5 nhóm dựa trên nhóm yếu tố tác hại nghề nghiệp gây bệnh.
- Nhóm 1: gồm những bệnh sinh ra do tác hại của bụi trong môi trường lao động ví dụ bệnh bụi phổi do các bụi vô cơ, bệnh dị ứng đường hô hấp do các bụi hữu cơ.
- Nhóm 2: gồm các bệnh sinh ra do các tác hại nghề nghiệp mang tính chất vật lý như tiếng ồn, áp lực cao, rung chuyển...
- Nhóm 3: các bệnh sinh ra do các tác nhân hóa học như các hóa chất độc ô nhiễm môi trường lao động: nhiễm độc thuốc trừ sâu, nhiễm độc kim loại nặng...
- Nhóm 4: nhóm bệnh sinh ra các tác nhân sinh học như các nấm men, vi sinh vật gây bệnh, gặp ở môi trường lao động của nông dân, những người lao công...
- Nhóm 5: bao gồm các bệnh sinh ra do hiện tượng căng thẳng thần kinh, cơ, xương, khớp, thường xảy ra với các loại lao động đặc biệt, tác động lên một số bộ phận của cơ thể một cách không đồng đều.
Các bệnh nghề nghiệp mang những đặc trưng so với các loại bệnh khác bởi yếu tố gây bệnh, sự phát sinh, phát triển bệnh lý chính vì vậy vấn đề chẩn đoán, điều trị bệnh cũng mang những đặc thù riêng. Ngoài ra bệnh nghề nghiệp còn mang tính chất xã hội chính vì vậy đòi hỏi trách nhiệm phòng tránh bệnh, giám định bệnh nghề nghiệp cho người lao động của những người sử dụng lao động.
Ở các quốc gia phát triển đa số các bệnh nghề nghiệp đều được đền bù, song ở nước ta do điều kiện kinh tế đang phát triển, khả năng phát hiện các bệnh nghề nghiệp chưa cao cho nên, đến nay "Danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam" gồm cố 21 bệnh sau:
1. Bệnh bụi phổi - silic.
2. Bệnh bụi phổi Atbet.
3. Bệnh nhiễm độc Chì và các hợp chất của nó.
4. Bệnh nhiễm độc Benzen và các đồng đẳng của nó.
5. Bệnh nhiễm độc Thuỷ ngân và các hợp chất của nó.
6. Bệnh nhiễm độc Mangan và các hợp chất của nó.
7. Bệnh nhiễm độc quang tuyến X và các chất phóng xạ.
8. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.
9. Bệnh viêm da, chăm tiếp xúc do Crôm.
10. Bệnh sạm da nghề nghiệp.
11. Bệnh rung chuyển.
12. Bệnh bụi phổi bông.
13. Bệnh tạo nghề nghiệp.
14. Bệnh viêm gan Virút nghề nghiệp.
15. Leptospira nghề nghiệp.
16. Bệnh nhiễm độc TNT.
17. Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất asen nghề nghiệp.
18. Bệnh nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp.
19. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp.
20. Bệnh giảm áp nghề nghiệp.
21. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.
Với xu hướng phát triển xã hội danh sách các bệnh nghề nghiệp được đền bù trong tương lai sẽ phải tăng lên không những chỉ đền bù cho các bệnh nghề nghiệp mạn tính mà còn đối với các bệnh mạn tính mang tính chất nghề nghiệp, nhằm đảm bảo công bằng xã hội cho tất cả những người lao động và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các nhà quản lý các nhà doanh nghiệp.
Bài viết liên quan
- Trà Vỏ Quýt: Công Dụng và Cách Làm
- Water and Wastewater Engineering: Design Principles and Practice
- CÁC NGUYÊN TẮC SƯ PHẠM VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY CHẤT HỮU CƠ - PHẦN: CƠ CHẾ PHẢN ỨNG HỮU CƠ (Tiếp theo phần trước)
- Relative Entropy: Khái niệm và Ứng dụng
- Ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe ngày Tết