Ăn bột sắn dây có tác dụng gì?
1. Nguồn gốc, thành phần của bột sắn dây
Bột sắn dây hay còn gọi là “cát căn” là loại bột mịn, được chiết xuất thành dạng tinh bột từ củ của cây sắn dây. Đây là một loại cây họ Đậu – Fabaceae mọc dạng dây leo, củ của nó rất to và dài, có những củ có thể to bằng bắp chân người lớn. Bột sắn dây là phần ngon nhất được chắt lọc từ củ của loại cây này.
Trong củ sắn dây chứa nhiều thành phần tốt cho sức khoẻ như: Pueradin, Daidzein C21H20O9, Daidzein C15H10O4 và tinh bột. Rễ sắn dây thường mọc sâu trong lòng đất, mỗi cây có thể có hàng chục củ với kích thước lớn. Ngoài phần củ thì lá và rễ cây cũng có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.
Vì là phần tinh bột ngon nhất của củ sắn dây, nên để có được thành phẩm thì công đoạn chắt lọc cũng khá kỳ công. Củ sắn sau khi rửa sạch, sẽ được mài hoặc xay nhuyễn cùng với nước, sau đó lọc lấy phần tinh bột lắng bên dưới rồi phơi khô. Công đoạn này được lặp lại nhiều lần, cho đến khi phần nước nổi bên trên trong nhất, khi đó sẽ có được thành phẩm bột mịn, sạch, vị ngọt nhẹ và thơm.
2. Ăn bột sắn dây có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Bột sắn dây có 4 lợi ích chính là:
a/ Giúp hạ thân nhiệt cho cơ thể.
Bột sắn dây được xem là một vị thuốc có tính hàn và giải nhiệt hiệu quả trong y học cổ truyền. Vì vậy, có thể sử dụng trong các trường hợp: nóng sốt, viêm họng (giúp hạ nhiệt họng, kháng viêm), nhiệt miệng, mụn nhọt…
b/ Cải thiện sức khoẻ đường ruột
Như đã nói ở trên, thành phần chính của bột sắn dây là loại tinh bột có lợi cho đường ruột. Loại bột này giàu chất kháng tinh bột và hoạt động như chất xơ hoà tan, kích thích tiêu hoá.
Loại “xơ hoà tan” này không được tiêu hoá tại ruột non mà đẩy thẳng xuống ruột già. Tại đây, chúng sẽ giúp phát triển những loại vi khuẩn có lợi, hỗ trợ cơ thể chống lại những căn bệnh do rối loạn vệ sinh đường ruột. Ngoài ra, chúng còn sản sinh axit butyric giúp bảo vệ các biểu mô hoặc lớp lót niêm mạc ruột, tránh được tổn thương cho bộ phận này.
c/ Hỗ trợ giảm cân
Bột sắn dây giúp tăng cảm giác no lâu sau bữa ăn, do các vi khuẩn trong ruột tiêu hoá kháng tinh bột sẽ tiết ra các axit béo chuỗi ngắn. Điều này sẽ kích hoạt giải phóng các hormore giảm đói, hạn chế lượng đồ ăn mà bạn nạp vào mỗi ngày.
d/ Cải thiện trao đổi chất cho cơ thể.
Công dụng này xuất phát từ việc bột sắn dây làm giảm tốc độ tiêu hoá thức ăn và tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin (loại hormore đồng hoá chính của cơ thể). Từ đó giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, ngăn ngừa những loại bệnh do rối loạn trao đổi chất như: béo phì, tiểu đường, tim mạch…
* Sử dụng bột sắn dây đúng cách
Uống nguội : pha bột sắn dây với nước sôi để nguội và đường, khuấy đều. Có thể
thêm chanh, tắc,… để tăng vị giác và tác dụng giảm cân.
Uống nóng: khuấy tan đều bột sắn dây với 1 ít nước nguội, sau đó cho thêm lượng nước sôi vừa đủ, khuấy đến khi bột sánh đều.
Nấu thành bột: khuấy tan bột cùng nước lạnh (lượng bột nhiều và đặc hơn khi uống), bắc lên bếp nấu nhỏ lửa và khuấy liên tục đều tay cho đến khi bột trong và sánh lại.
Lưu ý cần thiết khi sử dụng:
- Không nên uống quá 1 ly bột sắn dây mỗi ngày, thời điểm tốt nhất để uống trong ngày là sau bữa ăn trưa hoặc tối khoảng 30p đến 1 tiếng.
- Nên uống bột sắn dây dạng chín, tức là pha bằng nước sôi chứ không phải bằng nước lọc thông thường. Nhất là đối với trẻ em, vì bột sắn dây có tính hàn mạnh dễ gây tiêu chảy cho trẻ nếu bột không chín.
- Chỉ pha một lượng bột vừa đủ, cụ thể: 200ml tương ứng 2 muỗng canh bột sắn dây.
- Có thể kết hợp bột sắn dây với mật ong để hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày.
- Khi cơ thể đang có dấu hiệu mệt mỏi, lạnh, tụt huyết áp.. không nên uống bột sắn dây.
- Thai phụ yếu hoặc trong giai đoạn sắp sinh tuyệt đối không nên uống.
- Và cuối cùng, bột sắn dây không gây sỏi thận vì thành phần chính của nó là tinh bột, không chứa nhiều kali.
Bài viết liên quan