Thịt sản xuất từ không khí
Air Protein, công ty khởi nghiệp ở California, Mỹ sử dụng protein tạo từ không khí thông qua quá trình biến đổi CO2 thành nguyên liệu có thành phần dinh dưỡng tương tự protein động vật.
Bột protein tạo từ CO2. Ảnh: Air Protein
Công nghệ của Air Protein bắt nguồn từ ý tưởng mà NASA từng nghiên cứu vào thập niên 1960. Khi đó, các nhà khoa học tìm cách cung cấp thực phẩm cho phi hành gia trong không gian và phát hiện có thể sử dụng tổ chức vi sinh vật để biến đổi CO2 từ hơi thở của phi hành gia thành thức ăn. Sử dụng quá trình tương tự trên Trái Đất ở bên trong bể lên men, công nghệ do Air Protein phát triển có thể giúp giảm đáng kể tác động của ngành công nghiệp thực phẩm tới môi trường.
Air Protein gọi công nghệ của họ là quá trình sản xuất cộng sinh, tương tự làm sữa chua. Bên trong bể lên men, vi khuẩn tự nhiên hấp thụ CO2 và tiết ra hỗn hợp dưỡng chất để tạo thành nguyên liệu chứa 80% protein. Khác với đậu nành và nhiều protein thực vật, đây là protein hoàn chỉnh với amino axit giống protein trong thịt bò hoặc thịt gà. Không giống một số protein động vật, loại protein này không chứa chất kháng sinh và hormone. Ngoài ra, quá trình sản xuất hoạt động bằng năng lượng tái tạo. CO2 sử dụng trong quá trình sản xuất có thể đến từ công nghệ thu gom CO2 trực tiếp từ khí quyển.
Hiện nay, 1/4 đất đai trên thế giới đang được sử dụng để chăn nuôi gia súc, 1/3 đất nông nghiệp được dùng để trồng hoa màu nuôi gia súc. Do nhu cầu về thịt ngày càng tăng, nông dân và người chăn nuôi gia súc phải chặt phá rừng mưa Amazon. Năm 2050, con người có thể ăn nhiều thịt từ động vật hơn 68% so với năm 2010. Nhưng nếu có thể tạo ra thịt từ nhà máy sản xuất bằng phương pháp ủ, chúng ta có thể tiết kiệm các nguồn tài nguyên.
Bài viết liên quan
- Tác dụng của rong biển đối với sức khỏe và lưu ý khi sử dụng
- Tác dụng của rong biển đối với sức khỏe và lưu ý khi sử dụng
- ỨNG DỤNG CỦA TÍCH PHÂN TRONG KINH TẾ
- Giới thiệu về Phụ gia E481 (Sodium stearoyl-2-lactylate - SSL)
- Điều kiện xảy ra của một phản ứng hóa học và ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng