star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Hệ phân tán

Hệ phân tán là hệ gồm hai hay nhiều chất trong đó chất này được phân bố trong chất kia dưới dạng những hạt rất nhỏ.

Chất phân bố được gọi là chất phân tán (pha phân tán). Chất chứa pha phân tán được gọi là môi trường phân tán.

Chất phân tán và môi trường phân tán có thể ở một trong ba trạng thái: rắn, lỏng, khí.

Ví dụ:

Đường tan trong nước thì đường là chất phân tán, còn nước là môi trường phân tán.

Trong nước uống có gas, CO2 là chất phân tán còn nước là môi trường phân tán.

Độ bền của hệ phân tán phụ thuộc nhiều vào kích thước của hạt phân tán. Pha phân tán có kích thước hạt càng lớn thì chúng càng dễ lắng xuống và hệ càng không bền. Dựa vào kích thước hạt người ta chia hệ phân tán thành 3 loại:

* Hệ phân tán thô:

        - Là hệ trong đó kích thước của hạt phân tán từ 10-7 đến 10-4 m.

        - Đặc điểm: hệ phân tán kém bền, chất phân tán dễ tách ra khỏi môi trường phân tán.

Hệ này gồm được chia làm 2 loại: huyền phù và nhũ tương.

+ Huyền phù: chất phân tán là rắn, pha phân tán là lỏng.

Ví dụ: nước phù sa, vữa vôi.

+ Nhũ tương: chất phân tán và môi trường phân tán đều là chất lỏng.

Ví dụ: sữa là nhũ tương, trong đó mỡ phân tán trong nước.

* Hệ keo:

- Là hệ trong đó các hạt của chất phân tán có kích thước từ 10-9 – 10-7 m.

- Đặc điểm: tương đối bền, chỉ bị sa lắng khi điều kiện bên ngoài thay đổi.

Ví dụ: kem đánh răng (hệ phân tán khí – lỏng), sương mù (hệ phân tán lỏng - khí).

* Dung dịch thực (dung dịch):

Kích thước của hạt phân tán nhỏ hơn 10-9 m (bằng kích thước phân tử hoặc ion). Trong đó, chất phân tán và môi trường phân tán không có bề mặt phân chia, tạo thành một khối đồng thể được gọi là dung dịch thực.

Chất phân tán được gọi là chất tan, môi trường phân tán được gọi là dung môi. Với một lượng dung môi nhất định, lượng chất tan có thể biến thiên trong một giới hạn nhất định.

Vậy: dung dịch là hệ một pha nhiều cấu tử mà thành phần của nó có thể biến đổi trong một giới hạn nhất định.

- Phân loại dung dịch:

+ Dung dịch khí: dung môi ở trạng thái khí.

Ví dụ: không khí (oxi và các khí khác hòa tan trong nitơ).

+ Dung dịch lỏng: dung môi là chất lỏng

Ví dụ: soda (khí CO2 trong nước), bia (C2H5OH trong nước), nước muối (NaCl trong nước).

+ Dung dịch rắn: dung môi là chất rắn.

Ví dụ: thạch agar, vàng trắng (hợp kim của Au và Pt)

Trong thực tế các dung dịch quan trọng nhất là dung dịch lỏng, đặc biệt là dung dịch có dung môi là nước.

A - Z Sitemap

Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu.