star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

KẾ HOẠCH TỐT NGHIỆP ĐỢT THÁNG 06/2024

1. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1.1. Mục đích và yêu cầu

Thực tập tốt nghiệp (TTTN) được tổ chức vào học kỳ cuối của khóa học, là cơ hội để sinh viên tiếp cận và tìm hiểu thực tế tình hình thực hiện công tác quản lý môi trường tại địa phương. Qua đó, sinh viên có thể vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học vào công việc thực tế, giải quyết các vấn đề cụ thể tại địa điểm thực tập. Hơn thế, sinh viên có dịp học hỏi và trao dồi thêm các kỹ năng mềm cần thiết cho mục tiêu nghề nghiệp tương lai sau khi tốt nghiệp ra trường.

Qua đợt thực tập tốt nghiệp sinh viên sẽ:

- Nhận thức sâu hơn về kiến thức chuyên môn.

- Biết cách lập kế hoạch và quản lý thời gian cho một công việc.

- Rèn luyện tác phong làm việc, thích nghi môi trường và văn hóa nơi làm việc.

- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử.

 

1.2. Trách nhiệm của Khoa

- Cung cấp thông tin về thời gian, qui trình, biểu mẫu và các hướng dẫn liên quan đến thực tập tốt nghiệp đến giảng viên hướng dẫn (GVHD) và sinh viên (SV).

- Cung cấp danh sách sinh viên đăng ký thực tập và hướng dẫn thực tập cho GVHD và SV.

- Cập nhật thông tin, qui định học thuật mới, và các vấn đề phát sinh kịp thời phổ biến cho GVHD và/hoặc SV.

- Phân công/mời GVHD TTTN.

- Hổ trợ địa điểm thực tập cho SV khi có yêu cầu.

- Theo dõi tiến độ hướng dẫn thực tập tốt nghiệp, kịp thời nhắc nhở GVHD/SV xuất trình/nộp các giấy tờ/biểu mẫu cho VP Khoa.

- Giải đáp thắc mắc của GVHD/SV, hoặc chuyển giao thông tin lên cấp trên có thẩm quyền giải quyết.

- Đánh giá kết quả TTTN.

- Cập nhật và lưu trữ các báo cáo.

 

1.3. Trách nhiệm của Giảng viên hướng dẫn

- Giảng viên hướng dẫn nhận xét và đánh giá quá trình thực hiện của sinh viên. Bộ môn/Khoa căn cứ vào các nhận xét của giảng viên hướng dẫn để làm cơ sở quyết định việc sinh viên sẽ làm tiếp hay đình chỉ việc thực tập tốt nghiệp.

- Trong 02 (hai) tuần liên tiếp, sinh viên không gặp giảng viên hướng dẫn mà không có lý do chính đáng, giáo viên hướng dẫn có quyền từ chối không tiếp tục hướng dẫn sinh viên đó nữa và thông báo để khoa biết xử lý. Khoa sẽ quyết định sinh viên đó được tiếp tục hay bị đình chỉ việc thực tập tốt nghiệp.

1.4. Trách nhiệm của Sinh viên

- Sinh viên không được tự ý thay đổi đề tài trong quá trình thực hiện. Trường hợp đặc biệt, sinh viên muốn thay đổi tên đề tài phải được sự đồng ý cho phép của giảng viên hướng dẫn và của Khoa. Nếu quá ½ thời gian thực tập, sinh viên tuyệt đối không được thay đổi đề tài với bất cứ lý do gì.

- Sinh viên thực tập tốt nghiệp phải hoàn tất đầy đủ các nội dung qui định trong nhiệm vụ đề cương đề tài được giảng viên hướng dẫn ký thông qua.

- Sinh viên thực tập phải báo cáo kết quả cho giảng viên hướng dẫn ít nhất 01 lần/tuần. (thời gian, địa điểm, phương pháp báo cáo do giảng viên hướng dẫn quy định).

- Sinh viên thực tập tốt nghiệp phải mang toàn bộ các tài liệu, dữ liệu và những nội dung nghiên cứu khác, … đã thực hiện để báo cáo giảng viên hướng dẫn. Giảng viên hướng dẫn góp ý, nêu yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện và hướng dẫn nội dung cần làm tiếp theo.

- Trong suốt đợt thực tập sinh viên phải chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan thực tập và sự theo dõi của giáo viên hướng dẫn.

- Sinh viên phải thực tập nghiêm túc tại cơ quan thực tập.

- Sinh viên phải tuyệt đối tuân thủ kỷ luật lao động và an toàn lao động tại cơ quan thực tập.

- Khi có những sự cố bất thường (ốm đau lâu dài) không thể tiếp tục thực tập phải báo ngay với cơ quan thực tập và giảng viên hướng dẫn.

- Các tài liệu và dụng cụ mượn của cơ quan thực tập phải giữ gìn cẩn thận và hoàn trả khi kết thúc đợt thực tập.

- Cần rèn luyện đạo đức, tác phong của người sinh viên trong quá trình thực tập.

 

1.5. Quy định về hình thức, nội dung, trọng số đánh giá

a. Quy định về hình thức:

Trang bìa (chính)

Trang bìa trong (trình bày giống trang bìa chính)

Trang: Nhận xét của của cơ quan đơn vị nơi sinh viên thực tập

Trang: Nhận xét và điểm của giáo viên hướng dẫn

Trang: Lịch thực tập

Trang: Mục lục

Trang: Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt, hình vẽ, đồ thị, bảng (nếu có).

Các trang tiếp theo: Toàn bộ nội dung báo cáo thực tập gồm phần Mở đầu và các chương (Lưu ý: Chỉ đánh số trang bắt đầu từ đây)

Trang: Tài liệu tham khảo

Phụ lục (Nếu có)

b. Quy định về nội dung:

            + Mở đầu

+ Chương 1: Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

+ Chương 2: Khái quát về đơn vị TTTN. Trình bày nội dung tìm hiểu, nghiên cứu thực tế tại đơn vị thực tập mà sinh viên thực sự tham gia.

+ Chương 3: Kết luận: Tóm tắt những gì học được từ thực tế ở đơn vị thực tập; so sánh giữa thực tế với lý thuyết được học để rút ra những vấn đề còn tồn tại ở đơn vị thực tập, kiến nghị giải pháp khắc phục hay cải tiến.

 

 

c. Trọng số đánh giá:

Hình thức Đánh giá

% Điểm

Chuyên cần

20

Thực hành & Thực tế

25

Kiểm tra Cuối kỳ

55

Tổng cộng:

100

 

1.6. Quy định về học phần tiên quyết: Không có

1.7. Lịch trình thực hiện

            - Thời gian thực hiện: Từ ngày 22/01/2023 đến ngày 16/03/2024.

            - Chấm báo cáo: 20/03/2024.

            - Nộp điểm về Phòng Đào tạo: 21/03/2024.

1.8. Điều kiện tham gia thực tập tốt nghiệp

            - Sinh viên các khóa cũ và sinh viên chính khóa tốt nghiệp đợt tháng 06/2024 đủ kiến thức tham gia TTTN cuối khóa. Đối với sinh viên tốt nghiệp sớm có tổng số tín chỉ các học phần chưa hoàn thành (bị điểm F hoặc chưa học) tính đến thời điểm xét tham gia TTTN không quá 5% tổng số tín chỉ quá trình học tập.

- Điều kiện tiên quyết: không.

1.9. Hình thức và số tín chỉ thực tập tốt nghiệp

            - Hình thức thực tập tốt nghiệp: Sinh viên TTTN tại các doanh nghiệp.

            - Số tín chỉ: 2 tín chỉ.

 

2. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.1. Mục đích và yêu cầu

- Giúp người học hiểu và nghiên cứu sâu về lĩnh vực môi trường

- Độc lập, tự chủ tạo ra một đồ án hoàn chỉnh

- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp các kiến thức đã học trên mọi phương diện

- Rèn luyện tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm trong công việc

2.2. Trách nhiệm của Khoa

- Thông báo và triển khai kế hoạch tới các lớp sinh viên để tiến hành đăng ký làm ĐATN.

- Các khoa tổng hợp danh sách sinh viên đủ điều kiện làm ĐATN, phân công giảng viên hướng dẫn, tên đề tài ĐATN cho sinh viên và gửi về phòng Đào tạo trước khi đi thực tập tốt nghiệp.

- Căn cứ kế hoạch, thời gian bảo vệ ĐATN theo kế hoạch chung của Trường, Khoa chuyên môn tổng hợp ý kiến của người hướng dẫn, đồ án của sinh viên để lập danh sách sinh viên đủ điều kiện bảo vệ ĐATN, đề xuất danh sách hội đồng chấm ĐATN và lịch bảo vệ ĐATN đối với từng sinh viên (mỗi sinh viên có một hội đồng) gửi về phòng Đào tạo (thông qua Khoa).

- Khoa chuyên môn hoàn thiện, chuẩn bị hồ sơ bảo vệ ĐATN của sinh viên cho thư ký hội đồng chấm ĐATN chậm nhất là 05 ngày trước ngày bảo vệ.

 

2.3. Trách nhiệm của Giảng viên hướng dẫn

- Các giảng viên hướng dẫn do Khoa phân công, chỉ định: có trách nhiệm thực hiện việc hướng dẫn, phụ trách sinh viên làm ĐATN đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và khối lượng nội dung đồ án theo quy định.

- Đánh giá, nhận xét khách quan kết quả ĐATN cũng như tinh thần trách nhiệm của sinh viên.

 

2.4. Trách nhiệm của Sinh viên

- Sinh viên phải có trách nhiệm gặp Giảng viên hướng dẫn (trực tuyến hoặc trực tiếp) để nhận đề tài thực hiện, định kỳ báo cáo công việc đã làm và nhận ý kiến về các công việc tiếp theo.

- Báo cáo đề cương ĐATN trước Hội đồng khoa học Khoa.

- Có trách nhiệm thực hiện đúng hình thức và đúng tiến độ theo quy định.

- Tự chủ, trung thực với kết quả đạt được trong ĐATN.

 

2.5. Quy định về hình thức, nội dung, trọng số đánh giá

a. Quy định về hình thức: ĐATN được trình bày theo trình tự sau:

- Bìa báo cáo

+ Trang bìa chính (mẫu 1) 

+ Trang bìa phụ (mẫu 2) 

- Mục lục

- Danh mục bảng biểu, danh mục hình ảnh,

- Danh mục những từ viết tắt (xếp theo thứ tự bảng chữ cái);

- Thông tin kết quả nghiên cứu của đề tài;

- Mở đầu: Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài;

+ Lý do lựa chọn đề tài;

+ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài;

+ Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu;

+ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

+ Đóng góp mới của đề tài

- Kết quả nghiên cứu: trình bày thành các chương 1, 2, 3, …

- Kết luận và kiến nghị

- Tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo là danh mục sách, báo, tài liệu các loại được sử dụng để tham khảo trong quá trình nghiên cứu. Cần sắp xếp các nguồn tài liệu và các sách xuất bản đã tham khảo để tiến hành đề tài, thông thường được trình bày theo thứ tự: họ và tên tác giả, nhan đề, các yếu tố về xuất bản. Các văn bản được xếp theo trình tự: văn bản pháp qui; sách, báo, tạp chí; bài viết của các tác giả…; trong mỗi loại được xếp theo thứ tự bảng chữ cái.

- Phụ lục (nếu có): Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ sung cho nội dung Đồ án như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh... Nếu ĐATN sử dụng những câu trả lời cho một bảng câu hỏi thì bảng câu hỏi mẫu này phải được đưa vào phần Phụ lục ở dạng nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý kiến; không được tóm tắt hoặc sửa đổi. Các tính toán mẫu trình bày tóm tắt trong các bảng biểu cũng cần nêu trong Phụ lục của ĐATN. Phụ lục không được dày hơn phần chính của ĐAT.N

b. Quy định về nội dung

- Mở đầu

- Chương 1: Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Chương 2: Trình bày nội dung tìm hiểu, phương pháp nghiên cứu

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

- Kết luận:

+ Phần kết luận: Kết luận về các nội dung nghiên cứu đã thực hiện. Đánh giá những đóng góp mới của đề tài và khả năng ứng dụng của kết quả nghiên cứu.

+ Phần kiến nghị: Các đề xuất được rút ra từ kết quả nghiên cứu. Đề xuất về các nghiên cứu tiếp theo; các biện pháp cần thiết để có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn đời sống và sản xuất; các kiến nghị về cơ chế, chính sách.

c. Trọng số đánh giá:

            Hình thức Đánh giá

% Điểm

Đồ án Cá nhân

100

Tổng cộng:

100

 

2.6. Quy định về học phần tiên quyết

  • Đối với lớp K25KMT trở về trước: học phần khống chế gồm:
    • Kỹ thuật xử lý nước thải - HYD 398 – (2+1) tín chỉ
    • Kỹ thuật & quản lý chất thải rắn - TOX 423 – (2+1) tín chỉ
    • Đánh giá tác động môi trường và rủi ro – EVR 450 – 2 tín chỉ
  • Đối với lớp K26TNM & các khóa từ K25 trở về trước: học phần khống chế gồm:
    • Kỹ thuật & quản lý chất thải rắn - TOX 423 – (2+1) tín chỉ
  • Kỹ thuật xử lý nước thải - HYD 398 – (2+1) tín chỉ
  • Mô hình hóa môi trường – EVR 455 – 2 tín chỉ

 

2.7. Lịch trình thực hiện ĐATN

            - Thời gian thực hiện: từ ngày 22/01/2024 đến 25/05/2024.

            - Bảo vệ ĐATN: từ ngày 31/05/2024.

            - Nộp điểm về Phòng Đào tạo: 04/06/2023.

 

2.8. Điều kiện xét tham gia ĐATN

2.8.1. Điều kiện đủ

- Sinh viên thuộc diện không nợ học phí;

- Không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;

- Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Tất cả các học phần trong chương trình đã hoàn thành;

- Có điểm trung bình tích lũy toàn khóa học từ 2.00 trở lên (theo thang điểm 4).

2.8.2. Điều kiện xét vớt

- Sinh viên thuộc diện không nợ học phí;

- Không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;

- Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Có tổng số tín chỉ các học phần chưa hoàn thành (bị điểm F hoặc chưa học) tính đến thời điểm xét không quá 5% tổng số tín chỉ quá trình học tập;

- Không bị điểm F ở các học phần tiên quyết cho nội dung ĐATN. Danh sách các học phần tiên quyết có trong Tờ trình số 10/TT-MT&KHTN ngày 19/01/2024 đính kèm.
A - Z Sitemap

Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu.