Ứng dụng của hệ phương trình trong giải bài toán cung cầu
Trong mô hình cân bằng thị trường, vấn đề chính là xác định giá trị các biến để chúng thỏa mãn các điều kiện cân bằng, như ta xét mô hình xác định giá cả thị trường (kí hiệu giá là p) của một loại hàng hóa sao cho trong một đơn vị thời gian nào đó khối lượng hàm cung theo giá (kí hiệu là QS) bằng khối lượng hàm cầu theo giá (kí hiệu là QD).
Với thị trường có hai loại hàng hóa: Giả sử trên thị trường đang lưu thông hai sản phẩm có các thông tin sau:
Sản phẩm 1: QS1 , QD1 ; Sản phẩm 2: QS2 , QD2. Trong đó, các hàm số QS , QD phụ thuộc vào các biến giá bán p1, p2. Khi đó, điểm cân bằng xảy ra khi
QS1 = QD1 và QS2 = QD2
Bằng cách giải hệ gồm 2 phương trình 2 ẩn, ta thu được điểm cân bằng thị trường.
Tương tự, với thị trường có ba loại hàng hóa: Giả sử trên thị trường đang lưu thông ba sản phẩm có các thông tin sau:
Sản phẩm 1: QS1 , QD1 ; Sản phẩm 2: QS2 , QD2; Sản phẩm 3: QS3 , QD3. Trong đó, các hàm số QS , QD phụ thuộc vào các biến giá bán p1, p2, p3.Khi đó, điểm cân bằng xảy ra khi
QS1 = QD1 và QS2 = QD2 và QS3 = QD3
Bằng cách giải hệ gồm 3 phương trình 3 ẩn, ta thu được điểm cân bằng thị trường.
Tổng quát, với thị trường có n loại hàng hóa: Giả sử trên thị trường đang lưu thông n sản phẩm có các thông tin sau:
Sản phẩm 1: QS1 , QD1 ; Sản phẩm 2: QS2 , QD2; Sản phẩm 3: QS3 , QD3...; Sản phẩm n: QSn , QDn.... Trong đó, các hàm số QS , QD phụ thuộc vào các biến giá bán p1, p2, ..., pn.Khi đó, điểm cân bằng xảy ra khi
QS1 = QD1 và QS2 = QD2 và QS3 = QD3; ...; QSn = QDn
Bằng cách giải hệ gồm n phương trình n ẩn, ta thu được điểm cân bằng thị trường.