Ứng dụng của đạo hàm trong kinh tế và kinh doanh
Bây giờ ta xét về mặt marketing. Gọi p(x) là giá trên mỗi đơn vị sản phẩm mà công ty quy định nếu nó bán được x đơn vị. Khi đó p được gọi là hàm cầu (hay hàm giá) và chúng ta kỳ vọng đây là một hàm số giảm theo x. Nếu công ty bán được x đơn vị với giá mỗi đơn vị là p(x), thì tổng doanh thu sẽ là:
R(x)=xp(x)
và R được gọi là hàm doanh thu. Đạo hàm R'của hàm doanh thu được gọi là hàm doanh thu cận biên, tượng trưng cho tốc độ thay đổi của doanh thu theo số đơn vị được bán ra.
Nếu x đơn vị được bán ra, C(x) là hàm chi phí sản xuất x đơn vị thì tổng lợi nhuận thu được là:
P(x)=R(x)-C(x)
và P được gọi là hàm lợi nhuận. Hàm lợi nhuận biên là P', nó là đạo hàm của hàm lợi nhuận.
Ví dụ: Một của hiệu bán 200 đầu đĩa/tuần với giá 350$. Thông tin từ một cuộc khảo sát thị trường cho biết nếu người mua được giảm 10$, thì số lượng đầu đĩa bán ra sẽ tăng thêm 20 chiếc/tuần. Tìm hàm cầu và hàm doanh thu. Để tối đa hoá doanh thu thì cửa hàng cần đưa ra mức giảm giá là bao nhiêu?
Giải: Nếu x là số đầu đĩa được bán mỗi tuần thì doanh số tăng thêm mỗi tuần là x-200. Với mỗi 20 đơn vị bán thêm được thì giá sản phẩm lại giảm đi 10$. Vậy cứ bán thêm được một sản phẩm thì giá sẽ giảm đi (1/20)×10 và hàm cầu sẽ bằng:
p(x)=350-10/20 (x-200)=450-1/2 x
Hàm doanh thu là
R(x)=xp(x)=450x-1/2 x^2
Vì R' (x)=450-x, chúng ta thấy rằng R'(x)=0 khi x=450. Giá trị x này cho ta một cực đại tuyệt đối theo Tiêu chuẩn đạo hàm cấp 1 (hoặc đơn giản chỉ cần quan sát ta thấy đồ thị R là một parabol hướng xuống). Giá trị tương ứng là:
p(450)=450-1/2 (450)=250
Do đó, số tiền giảm giá là 350-225=125. Vậy, để tối đa hoá doanh thu cửa hàng nên giảm giá 125$.
R(x)=xp(x)
và R được gọi là hàm doanh thu. Đạo hàm R'của hàm doanh thu được gọi là hàm doanh thu cận biên, tượng trưng cho tốc độ thay đổi của doanh thu theo số đơn vị được bán ra.
Nếu x đơn vị được bán ra, C(x) là hàm chi phí sản xuất x đơn vị thì tổng lợi nhuận thu được là:
P(x)=R(x)-C(x)
và P được gọi là hàm lợi nhuận. Hàm lợi nhuận biên là P', nó là đạo hàm của hàm lợi nhuận.
Ví dụ: Một của hiệu bán 200 đầu đĩa/tuần với giá 350$. Thông tin từ một cuộc khảo sát thị trường cho biết nếu người mua được giảm 10$, thì số lượng đầu đĩa bán ra sẽ tăng thêm 20 chiếc/tuần. Tìm hàm cầu và hàm doanh thu. Để tối đa hoá doanh thu thì cửa hàng cần đưa ra mức giảm giá là bao nhiêu?
Giải: Nếu x là số đầu đĩa được bán mỗi tuần thì doanh số tăng thêm mỗi tuần là x-200. Với mỗi 20 đơn vị bán thêm được thì giá sản phẩm lại giảm đi 10$. Vậy cứ bán thêm được một sản phẩm thì giá sẽ giảm đi (1/20)×10 và hàm cầu sẽ bằng:
p(x)=350-10/20 (x-200)=450-1/2 x
Hàm doanh thu là
R(x)=xp(x)=450x-1/2 x^2
Vì R' (x)=450-x, chúng ta thấy rằng R'(x)=0 khi x=450. Giá trị x này cho ta một cực đại tuyệt đối theo Tiêu chuẩn đạo hàm cấp 1 (hoặc đơn giản chỉ cần quan sát ta thấy đồ thị R là một parabol hướng xuống). Giá trị tương ứng là:
p(450)=450-1/2 (450)=250
Do đó, số tiền giảm giá là 350-225=125. Vậy, để tối đa hoá doanh thu cửa hàng nên giảm giá 125$.