Tinh dầu tỏi
Các hoạt chất trong tỏi :
- Tinh dầu: 0,1-0,36% . bao gồm hợp chất sunphua:
+ Allicin: 2- propene -1 – sufinothionic acid S – 2 – propenyl ester(C6H10S2)
Là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi, nó không hiện diện trong tỏi, tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của men anilza, chất allin có sẵn trong tỏi biến thành allicin. Do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao. Một ký tỏi có thể cho ra từ 1 - 2g allicin. Allicin dễ biến chất sau khi được sản xuất ra. Càng để lâu, càng mất bớt hoạt tính. Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất này. Đun qua lò vi sóng sẽ phá hủy hoàn toàn chất allicin. Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin.
+ Allyl disulfide: 4 – 5 – dithia – 1,7- octadiene (C6H10S2)
+ Allyl trisulfide: (C6H10S3)
Hoạt chất này không mạnh bằng allicin. Tuy nhiên, sulfide không hư hoại nhanh như allicin và vẫn giữ được dược tính khi nấu. Giống như allicin, càng giã nhỏ càng sinh ra nhiều sulfide, nếu nấu nguyên củ tỏi sẽ không có hiệu lực.
+ Hợp chất khác:
* Ajoene :có công hiệu như Aspirin
* 1-propene
* 1-propene, 3,3’-thiobis-sulfide methyl-trans-propenyl-disulfide
* methyl-trans-propenyl-disulfide
* diallyl tetrasulphide
- Cacbonhydrat: 75%
- Protein: 15 - 17%
* peroxdase
* myrosinase
* alliinase
* alliin: (S)-3-(2-Propenylsulfinyl)-L-alanine; C6H11NO3S
* lipid (< 1,2%),
- Vitamin: B1, C, PP, B2
- Chất khoáng: iốt, canxi, phốt pho, magiê; germani và selen
Ứng dụng tinh dầu tỏi:
Mỗi một loại tinh dầu có một đặc tính riêng và có những tác dụng chữa bệnh riêng trong hoạt động của việc trị liệu bằng Aromatherapy.
Một điểm chung của các loại tinh dầu nguyên chất là tất cả chúng đều có công dụng diệt khuẩn dù nhiều hay ít.
Ngoài ra, tinh dầu có thể đánh thức giác quan con người, xoa dịu những căng
thẳng, lo âu và trả lại vẻ thanh xuân cho da, tinh dầu đang được coi như một liệu pháp thần kỳ cho phái đẹp khi đến spa.
Tinh dầu là tên gọi chung những hỗn hợp gồm nhiều chất hữu cơ dễ bay hơi (chủ yếu gồm các tecpen và tecpenoit) được tách ra từ thực vật. Là chất lỏng, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ. Có tính quang hoạt; trong không khí, bị oxi hoá làm thay đổi màu và mùi.
Hệ thực vật có tinh dầu gồm khoảng 3 nghìn loài, trong đó khoảng 150 - 200 loài có ý nghĩa công nghiệp. Phương pháp phổ biến để tách tinh dầu từ cây cỏ là chưng cất bằng hơi nước. Nếu các chất có trong tinh dầu bị phân huỷ khi chưng cất bằng hơi nước thì người ta dùng phương pháp chiết bằng dung môi hữu cơ (vd. ete dầu hoả, benzen, metilen clorua, vv.).
Tinh dầu tỏi, nước tỏi, dịch ngâm tỏi đều có tác dụng kháng khuẩn mạnh phổ rộng, kháng khuẩn và ức chế khuẩn. Tỏi vỏ tím có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn tỏi vỏ trắng. Tỏi chế làm thuốc đều có tác dụng đối với các loại khuẩn kháng với streptomycin, penicillin, chloromycetin, aureomycin. Tỏi cũng có tác dụng ức chế nấm ở vùng sâu và nông của cơ thể, nồng độ của dầu tỏi có tác dụng đối với nấm là 1mcg/1ml.
- Tỏi có tác dụng chống ung thư, có khả năng làm giảm tỷ lệ phát sinh ung thư bao tử.
- Tỏi có tác dụng chống amip và trùng roi (trichomonas).
- Tỏi có tác dụng hạ lipid huyết, ức chế các mảng xơ cứng động mạch hình thành, tăng hoạt tính dung giải của fibrin, ức chế sự làm tăng ngưng tập tiểu cầu của ADP và Adrenalin, có tác dụng hạ áp.
- Tỏi có tác dụng làm tăng chuyển dạng lymphô bào, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Tỏi còn có tác dụng tốt như hạ đường huyết và cải thiện tình trạng nhiễm độc chì mạn tính.
Những lập luận về cơ chế chữa bệnh của tỏi
Các nhà nghiên cứu cho rằng mọi khối ung thư đều trải qua ba giai đoạn phát triển, và ở giai đoạn nào chúng cũng bị tỏi chống phá. Trong giai đoạn đầu tiên, hoạt động của oxy trong cơ thể qua quá trình oxy hóa chuyển thức ăn thành năng lượng đã sản sinh ra các gốc tự do (loại chất có hại) gây thương tổn các tế bào khiến nó phát triển bất thường. Việc ăn tỏi hàng ngày (và một số rau quả giàu chất chống oxy hóa) có thể vô hiệu hóa các gốc tự do. Các chất chống oxy hóa trong tỏi có khả năng tấn công khối u trước khi nó có thể nhen nhóm. Việc bổ sung các vitamin C, E, beta-caroten cũng có tác dụng nhưng không mạnh bằng tỏi và chè xanh (có tác dụng mạnh gấp 10 lần). Ở giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát bệnh, những tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh nếu các hệ thống miễn dịch ban đầu bị phá vỡ. Lúc này tỏi sẽ có tác dụng ngăn không cho các tế bào ung thư phát triển, tiêu diệt sự phát triển của những mạch máu mới nuôi sống khối u.