Thế giới nghệ thuật nằm trong toán học của M.C. Escher
Thế giới nghệ thuật nằm trong toán học của M.C. Escher
Toán học hay nghệ thuật đều là kết tinh của những ý tưởng sáng tạo. Để làm chủ các con số, bạn luôn cần một bộ óc sáng tạo với trí tưởng tượng phong phú để chắp nối những khái niệm toán học phù hợp với phạm trù nghệ thuật mà bạn theo đuổi. M.C. Escher, nghệ nhân người Hà Lan chính là cái tên nên được đề cử cho tài chắp nối hai lĩnh vực này khi các tác phẩm nghệ thuật của ông đều được chi phối bởi toán học, nhờ thế mà sở hữu nét tinh tế, thần bí và trở thành độc nhất vô nhị.
Tuy Escher chưa từng được học toán theo hệ thống giáo dục chính quy nào, nhưng ông có niềm hứng thú với các khái niệm toán học xoay quanh khía cạnh nghệ thuật trực quan và dành hàng giờ để quan sát. Các tác phẩm của ông thường mang tính đặc trưng hoặc hoàn toàn dựa trên nền tảng khái niệm toán học, kết hợp cùng tài năng nghệ thuật của mình để khiến chúng trở thành tác phẩm nghệ thuật mang “chất Escher” riêng biệt. Chính vì điều này mà không ít nhà khoa học trên khắp thế giới yêu quý tác phẩm của ông. Tiêu biểu là tác phẩm “Relativity” ở năm 1951 phác hoạ một kiểu cầu thang dài đã gây hứng thú lớn đến giới khoa học lúc bấy giờ.
Tác phẩm “Relativity”, M.C. Escher (1953). Ảnh: Medium
Tuy “Relativity” được phác hoạ tỉ mỉ, không lỗi sai sót nhưng thiếu tính thực tế. Song, tác phẩm này đã gợi được mối quan tâm đặc biệt đến giáo sư toán học và vũ trũ học, Sir Roger Penrose. Ông cùng cha mình thực hiện một bài luận văn nghiên cứu chi tiết về các dạng hình học phi thực tế và đặt tên bài luận là “Impossible Objects: A Special Type of Visual Illusion.” Bài luận văn cũng phân tích chi tiết về tam giác Penrose và “cầu thang bất tận” Penrose nổi tiếng.
Tam giác và cầu thang Penrose. Ảnh: Medium
Bởi Escher chính là nguồn cảm hứng khởi đầu cho bài viết nên Pensore đã gửi một bản đến cho ông. Nhờ vào bài nghiên cứu chi tiết này của Pensore, thế giới quan trong các tác phẩm của Escher đã được lột xác. Tác phẩm sau này của ông như “Waterwall” hay “Ascending and Descending” đều chứa đựng ý tưởng tam giác và cầu thang Penrose, nhưng trình bày theo phong cách riêng biệt của mình.