Pháp luật bảo vệ môi trường đối với nông nghiệp và nông thôn
Theo thống kê, mỗi năm ở khu vực nông thôn phát sinh hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt, trong đó có khoảng 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu - loại rác thải nguy hại chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh mà xả trực tiếp ra môi trường… làm cho nguồn nước, không khí nông thôn bị ô nhiễm trầm trọng. Việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu tùy tiện không tuân thủ quy trình kỹ thuật, không bảo đảm thời gian cách ly; việc nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật… chính là nguồn chất thải độc hại lớn gây nguy hại cho môi trường. Theo đó, nhiều bệnh dịch đã lây lan nhanh chóng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe nhân dân. Ngoài ra, môi trường ở các làng nghề nông thôn nước ta hiện nay cũng đang đối mặt với nạn ô nhiễm nghiêm trọng. Với gần 4.600 làng nghề, hoạt động sản xuất nghề nông thôn, bên cạnh những tác động tích cực là tạo việc làm cho hơn chục triệu lao động thì mức độ ô nhiễm và tỷ lệ người mắc bệnh ở đây có xu hướng ngày càng tăng, tuổi thọ của người dân cũng giảm và thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc. Nhiều làng nghề chưa xử lý được vấn đề rác và nước thải, gây mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường sinh thái nông thôn. Công tác quản lý chất thải nông thôn hiện nay tại các địa phương hầu như đều đang trong tình trạng bị bỏ ngỏ. Thậm chí, nhiều địa phương xảy ra hiện tượng tận dụng các ao, hồ, vùng trũng để đổ rác thải, hình thành các hố chôn lấp rác tự phát, không bảo đảm quy trình kỹ thuật, làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Bên cạnh đó, hiện tượng khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, không quy hoạch, thậm chí đến mức tận diệt đã có những tác động tiêu cực đến môi trường, là nguyên nhân của những biến đổi bất thường của thời tiết, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và tài sản, tính mạng của người dân.
Nguyên nhân của tình trạng trên là ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư sinh sống và sản xuất tại các khu vực nông thôn chưa cao; nhận thức về nguy cơ ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn và những tác động tiêu cực của tình trạng ô nhiễm môi trường đến đời sống kinh tế - xã hội và sức khỏe người dân của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở nhiều địa phương chưa đầy đủ; đội ngũ cán bộ quản lý môi trường còn thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ; nguồn ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu. Đến nay, hầu hết các địa phương trên cả nước đều đang gặp khó khăn trong việc triển khai và đáp ứng tiêu chí 17 về môi trường trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, các xã nông thôn đạt chuẩn các tiêu chí chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn.
Giải pháp bảo vệ môi trường nông thôn hiện nay
Theo 24-NQ/TW, ngày 03-6-2013 các giải pháp cụ thể là:
Một là, tăng cường các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin và truyền thông cũng như hoạt động giáo dục pháp luật về môi trường trong nhà trường và ngoài xã hội, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường ở các cấp, ngành và ở mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường. Đây được xác định là giải pháp vừa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, vừa mang tính chiến lược, lâu dài.
Hai là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường; xác định rõ trách nhiệm và phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ bảo vệ môi trường, quản lý chất thải nông thôn giữa các ngành, các cấp, khắc phục tình trạng chồng chéo trong quản lý. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng; cơ chế để nhân dân giám sát có hiệu quả việc quản lý khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế, thi công hệ thống tiêu thoát nước, xử lý nước thải các điểm thu gom, xử lý chất thải rắn; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng phải được thực hiện trên cơ sở đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đã được phê duyệt theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT, ngày 28-10-2011 của liên Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xây dựng các chế tài xử phạt đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vị phạm Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13.
Ba là, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường. Hình thành các loại hình tổ chức đánh giá, tư vấn, giám định, công nhận, chứng nhận về bảo vệ môi trường; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường. Chú trọng xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, cam kết về bảo vệ môi trường và các mô hình tự quản về môi trường của cộng đồng dân cư, nhất là ở khu vực nông thôn. Phát triển các phong trào quần chúng ở nông thôn, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường. Phát hiện và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường; gắn nội dung bảo vệ môi trường với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới với các tiêu chuẩn về môi trường.
Bốn là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề tại các khu vực nông thôn, bảo đảm tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, để có chính sách phù hợp, tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo. Ðối với các khu công nghiệp đóng trên địa bàn các vùng nông thôn hiện nay, cần có quy định bắt buộc về các yêu cầu bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường; xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh trước khi cấp phép hoạt động..
Năm là, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực về môi trường. Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, quan trắc, dự báo, cảnh báo về tài nguyên và môi trường. Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp công nghệ trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường; sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng; ứng dụng và phát triển công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; tiến tới một nền nông nghiệp sạch. Tăng cường đào tạo nguồn
Theo thống kê, mỗi năm ở khu vực nông thôn phát sinh hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt, trong đó có khoảng 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu - loại rác thải nguy hại chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh mà xả trực tiếp ra môi trường… làm cho nguồn nước, không khí nông thôn bị ô nhiễm trầm trọng. Việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu tùy tiện không tuân thủ quy trình kỹ thuật, không bảo đảm thời gian cách ly; việc nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật… chính là nguồn chất thải độc hại lớn gây nguy hại cho môi trường. Theo đó, nhiều bệnh dịch đã lây lan nhanh chóng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe nhân dân. Ngoài ra, môi trường ở các làng nghề nông thôn nước ta hiện nay cũng đang đối mặt với nạn ô nhiễm nghiêm trọng. Với gần 4.600 làng nghề, hoạt động sản xuất nghề nông thôn, bên cạnh những tác động tích cực là tạo việc làm cho hơn chục triệu lao động thì mức độ ô nhiễm và tỷ lệ người mắc bệnh ở đây có xu hướng ngày càng tăng, tuổi thọ của người dân cũng giảm và thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc. Nhiều làng nghề chưa xử lý được vấn đề rác và nước thải, gây mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường sinh thái nông thôn. Công tác quản lý chất thải nông thôn hiện nay tại các địa phương hầu như đều đang trong tình trạng bị bỏ ngỏ. Thậm chí, nhiều địa phương xảy ra hiện tượng tận dụng các ao, hồ, vùng trũng để đổ rác thải, hình thành các hố chôn lấp rác tự phát, không bảo đảm quy trình kỹ thuật, làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Bên cạnh đó, hiện tượng khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, không quy hoạch, thậm chí đến mức tận diệt đã có những tác động tiêu cực đến môi trường, là nguyên nhân của những biến đổi bất thường của thời tiết, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và tài sản, tính mạng của người dân.
Nguyên nhân của tình trạng trên là ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư sinh sống và sản xuất tại các khu vực nông thôn chưa cao; nhận thức về nguy cơ ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn và những tác động tiêu cực của tình trạng ô nhiễm môi trường đến đời sống kinh tế - xã hội và sức khỏe người dân của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở nhiều địa phương chưa đầy đủ; đội ngũ cán bộ quản lý môi trường còn thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ; nguồn ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu. Đến nay, hầu hết các địa phương trên cả nước đều đang gặp khó khăn trong việc triển khai và đáp ứng tiêu chí 17 về môi trường trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, các xã nông thôn đạt chuẩn các tiêu chí chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn.
Giải pháp bảo vệ môi trường nông thôn hiện nay
Theo 24-NQ/TW, ngày 03-6-2013 các giải pháp cụ thể là:
Một là, tăng cường các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin và truyền thông cũng như hoạt động giáo dục pháp luật về môi trường trong nhà trường và ngoài xã hội, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường ở các cấp, ngành và ở mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường. Đây được xác định là giải pháp vừa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, vừa mang tính chiến lược, lâu dài.
Hai là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường; xác định rõ trách nhiệm và phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ bảo vệ môi trường, quản lý chất thải nông thôn giữa các ngành, các cấp, khắc phục tình trạng chồng chéo trong quản lý. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng; cơ chế để nhân dân giám sát có hiệu quả việc quản lý khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế, thi công hệ thống tiêu thoát nước, xử lý nước thải các điểm thu gom, xử lý chất thải rắn; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng phải được thực hiện trên cơ sở đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đã được phê duyệt theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT, ngày 28-10-2011 của liên Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xây dựng các chế tài xử phạt đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vị phạm Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13.
Ba là, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường. Hình thành các loại hình tổ chức đánh giá, tư vấn, giám định, công nhận, chứng nhận về bảo vệ môi trường; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường. Chú trọng xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, cam kết về bảo vệ môi trường và các mô hình tự quản về môi trường của cộng đồng dân cư, nhất là ở khu vực nông thôn. Phát triển các phong trào quần chúng ở nông thôn, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường. Phát hiện và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường; gắn nội dung bảo vệ môi trường với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới với các tiêu chuẩn về môi trường.
Bốn là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề tại các khu vực nông thôn, bảo đảm tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, để có chính sách phù hợp, tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo. Ðối với các khu công nghiệp đóng trên địa bàn các vùng nông thôn hiện nay, cần có quy định bắt buộc về các yêu cầu bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường; xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh trước khi cấp phép hoạt động..
Năm là, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực về môi trường. Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, quan trắc, dự báo, cảnh báo về tài nguyên và môi trường. Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp công nghệ trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường; sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng; ứng dụng và phát triển công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; tiến tới một nền nông nghiệp sạch. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về môi trường, có chính sách khuyến khích những cán bộ môi trường có chuyên môn tốt về làm việc tại các khu vực nông thôn. Lựa chọn các công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ quản lý và tập quán của khu vực nông thôn để phổ biến áp dụng; tăng cường tận thu, tái chế, tái sử dụng chất thải trong nông nghiệp.
Sáu là, tích cực mở rộng hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế trong công tác chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế và khu vực về môi trường; thực hiện đầy đủ các Điều ước quốc tế, các cam kết quốc tế, chương trình, dự án về bảo vệ môi trường phù hợp với lợi ích quốc gia. Hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng và các nước trong khu vực để giải quyết các vấn đề môi trường liên quốc gia. Sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, chủ động tiếp cận công nghệ mới từ các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là môi trường khu vực nông thôn.
nhân lực về môi trường, có chính sách khuyến khích những cán bộ môi trường có chuyên môn tốt về làm việc tại các khu vực nông thôn. Lựa chọn các công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ quản lý và tập quán của khu vực nông thôn để phổ biến áp dụng; tăng cường tận thu, tái chế, tái sử dụng chất thải trong nông nghiệp.
Sáu là, tích cực mở rộng hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế trong công tác chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế và khu vực về môi trường; thực hiện đầy đủ các Điều ước quốc tế, các cam kết quốc tế, chương trình, dự án về bảo vệ môi trường phù hợp với lợi ích quốc gia. Hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng và các nước trong khu vực để giải quyết các vấn đề môi trường liên quốc gia. Sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, chủ động tiếp cận công nghệ mới từ các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là môi trường khu vực nông thôn.