star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học

Các chất thải bỏ của người và vật nuôi làm nhiễm vi sinh vật gây bệnh vào đất và gây bệnh ở người được chia làm ba nhóm sau:

Nhóm truyền bệnh người – đất - người: nhóm vi sinh vật đường tiêu hóa từ người bệnh, người lành mang trùng, người khỏi mang mầm bệnh được thải ra đất rồi lại xâm nhập trở lại người gồm:

  • Trực khuẩn thương hàn (Salmonella paratyphy A, B)
  • Trực khuẩn lỵ (Shigella shiga, Shigella frexnery...): người bị bệnh thường do ăn phải rau, quả có dính đất bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với phân tươi.
  • Phẩy khuẩn tả (Vibriocholerae, Vibrioeltor...): tồn tại trong môi trường đất không quá một tháng, khả năng tồn tại của nó phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như nhiệt độ không khí, bức xạ, vận tốc gió... Nếu đất bị nhiễm bẩn bởi phân tươi và các chất hữu cơ khác thì sẽ kéo dài thời gian tồn tại từ 5 đến 7 tháng, ngoài ra còn phụ thuộc vào thành phần cơ học của đất, các vi sinh vật đối kháng và một số nhân tố sinh học khác nữa.
  • Bệnh lị amip (Entamoeba dysenteriae): chúng có thể tồn tại trong đất, nhất là vùng đất bị nhiễm bẩn bởi phân tươi của người thông qua các ký sinh trùng như giun đũa (Ascaride), giun xoắn (Trichinelli spiralis), giun móc (Necator - Amencanus).

Nhóm truyền bệnh vật nuôi - đất - người:

  • Bệnh xoắn khuẩn vàng da (Leptospirose): gây bệnh cho vật nuôi và một số loại gặm nhấm trong rừng, các loại dê, cừu, ngựa. Nó cũng thường gây bệnh cho công nhân lao động lâm nghiệp, người làm nương rẫy, bộ đội biên phòng, công nhân vệ sinh...
  • Bệnh trực khuẩn than: gây bệnh cho vật nuôi khi ra môi trường bên ngoài, chúng có khả năng chống chịu rất cao, có thể tồn tại nhiều năm trong đất và các tổ chức của động vật như: da, lông ngựa, lông cừu.
  • Bệnh sốt: bệnh được gây ra bởi Rickettsia coxiella Buraelti, chúng tồn tại trong đất và trong bụi một thời gian dài nhờ sức đề kháng với điều kiện khô hanh, chúng sống nhờ trên họ nhà ve cánh cứng. Ở Việt Nam gặp ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du nước ta, chúng sống trên các loài thú trong rừng, loài ve này nó cũng bám vào người và gây bệnh cho người, bệnh này đã xuất hiện ở nhiều nơi trên miền Bắc nước ta.
  • Bệnh viêm da do giun: thường gặp ở một số nơi có mèo, chó bị nhiễm giun Akylostoma brazihenne, do ấu trùng giun móc xâm nhập qua da và gây viêm da ở những mức độ khác nhau, do đi chân đất mà ấu trùng giun chui qua da vào máu và cư trú cuối cùng ở ruột.
  • Một số bệnh khác như Toxocare, nhiễm trùng do Clostridium perfringens, viêm màng não.

Nhóm truyền bệnh đất - người:

  • Các bệnh nấm: gây bệnh chủ yếu cho những người đi chân đất, không có đồ bảo hộ lao động như: giầy, dép, mũ, áo, quần, khẩu trang. Bệnh nấm còn gây bệnh cho công nhân lao động trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, hầm lò, bộ đội vv...
  • Bệnh uốn ván Clostridium tetani: vi khuẩn uốn ván gặp khá nhiều trong đất canh tác, một số trường hợp ở chỗ đất bỏ hoang. Càng lên vùng núi cao càng ít gặp bệnh này, chúng phân bố không đồng đều trong các loại đất khác nhau, chúng sống trong phân và tồn tại trong đất vài năm trong lớp đất mùn. Độc tố của nó bị phân hủy bởi các vi khuẩn kỵ khí trong đất.
  • Các siêu vi khuẩn truyền bệnh có trong đất: như virus bại liệt, virus gây viêm màng não và sốt phát ban. Tuỳ theo điều kiện ở môi trường trong đất, khả năng tồn tại của chúng trong đất từ 25 - 170 ngày, chúng phát triển mạnh ở nhiệt độ 3- 100C
A - Z Sitemap

Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu.