star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

GIỚI THIỆU VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT BỘT TRÁI CÂY

Ngày nay, các sản phẩm thực phẩm từ trái cây được người tiêu dùng lựa chọn. Trong số đó, sản phẩm bột từ trái cây đang được nhiều người sử dụng. Bột trái cây là sản phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất mặc dù đã qua khâu chế biến và rất tiện lợi cho người tiêu dùng. Bột trái cây có thể được bảo quản thời gian dài, sử dụng trực tiếp hoặc làm nguyên liệu trong sản xuất kem, bánh kẹo, các loại thực phẩm đặc thù khác như thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng và đặc biệt là khả năng sử dụng trong sản xuất các loại mỹ phẩm.

Quá trình sản xuất bột trái cây thông thường được thực hiện theo các bước sau:

1. LỰA CHỌN NGUYÊN LIỆU

Sau khi được thu hoạch và vận chuyển đến nhà máy để sản xuất, trái cây sẽ được lựa chọn và phân loại ngay. Mục đích nhằm loại bỏ những quả bị sâu bệnh, dập nát và không đạt yêu cầu về chất lượng. Tiếp đến, nguyên liệu sẽ được chuyển qua hệ thống rửa công nghiệp. Nước rửa này phải đảm bảo đúng quy định về an toàn thực phẩm.

2. LOẠI BỎ VỎ TRÁI CÂY

Công đoạn loại bỏ vỏ (gọt vỏ) trái cây sẽ là bước tiếp theo trong quy trình sản xuất bột trái cây. Tuy nhiên, bước này chỉ áp dụng đối với một số loại trái cây hoặc theo yêu cầu thành phẩm của nhà sản xuất. Theo đó, nguyên liệu sẽ được gọt vỏ và thái mỏng để thực hiện đến quy trình tiếp theo. Bước thái mỏng nguyên liệu sẽ không cần thiết đối với các loại trái cây nhỏ như dâu tây, quả việt quốc,…

3. CHIẾT DỊCH

Sản phẩm bột trái cây được sản xuất theo phương pháp sấy phun sẽ bắt buộc phải qua khâu chiết dịch. Nguyên liệu sẽ được ép bằng máy ép công nghiệp để thu dịch chiết. Dịch chiết này sẽ được làm cô đặc chân không để có nồng độ chất khô khoảng 30% – 35%.

4. SẤY

Tùy thuộc vào loại trái cây mà nhà sản xuất sẽ áp dụng phương pháp sấy sao cho phù hợp nhất. Có 3 hình thức sấy chủ yếu: sấy phun, sấy thăng hoa và sấy lạnh.

- PHƯƠNG PHÁP SẤY PHUN

Sẽ dùng dịch chiết đã cô đặc của nguyên liệu. Dịch chiết này sẽ được phun sương vào buồng sấy nhiệt cao. Quá trình sấy chỉ mất vài giây là sẽ có được sản phẩm dạng bột mịn. Phương pháp này sẽ không cần tiến hành thêm bước nghiền nguyên liệu thành bột.

- PHƯƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA

Sẽ làm hơi ẩm trong nguyên liệu thất thoát đi. Song, khi sấy phải tạo được nguồn nhiệt lớn từ vật liệu và nguồn nhiệt ở bên ngoài. Cũng tức là nguyên liệu sẽ được sấy ở điều kiện chân không cao (0.1mmHg – 1mmHg).

- PHƯƠNG PHÁP SẤY LẠNH

Nguyên liệu sẽ được sấy ở nhiệt độ thấp (20°C – 45°C) để tách ẩm. Sau khi sấy, nguyên liệu sẽ có độ giòn để quá trình nghiền mịn sau đó dễ thực hiện hơn. Phương pháp này chỉ sử dụng được đối với các nguyên liệu như táo, bơ, cà rốt,…

5. NGHIỀN BỘT

Sau khi nguyên liệu đã được sấy thăng hoa hoặc sấy lạnh thì sẽ được nghiền thành bột. Sử dụng máy nghiền để nghiền sản phẩm sau sấy thành bột.

6. THÀNH PHẨM

Sản phẩm cuối cùng sẽ có những đặc tính như hương thơm của trái cây, dạng bột mịn, chất dinh dưỡng vẫn đảm bảo không bị mất đi. Cuối cùng, thành phẩm sẽ được đóng gói theo quy cách của nhà sản xuất và bảo quản để tiêu thụ.

A - Z Sitemap

Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu.