Cây trứng cá: tác dụng ít được biết đến
Tên Tiếng Việt: Cây Trứng cá.
Tên khác: Cây mật sâm.
Tên khoa học: Muntingia calabura L. Họ: Côm (Elaeocarpaceae).
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng của Cây Trứng cá là quả, rễ và lá.
Thành phần hoá học
Thành phần hóa học của cây Trứng cá:
-
Kaempferol, quercetin, 3–0–galactoside, acid cafeic, luid ellagic.
-
Chrysin, 2’, 4’-dihydrochalcone, galangin 3, 7–dimethylether, 5,7 – dihydroxy–8–methoxyllavonol, tiliroside và buddlenoid.
Công dụng
Theo y học cổ truyền
-
Chữa tiêu chảy: Cây Trứng cá được sử dụng để điều trị tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa. Thường được dùng dưới dạng thuốc hoặc nước sắc.
-
Điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu: Rễ cây Trứng cá có tính kháng vi khuẩn và kháng nấm, nên được sử dụng để hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến viêm nhiễm đường tiết niệu.
-
Hỗ trợ giảm đau và chống viêm: Cây Trứng cá có tính chất chống viêm và giảm đau tự nhiên, nên có thể được sử dụng để giảm triệu chứng đau và viêm trong một số bệnh như viêm khớp, viêm da, hay viêm xoang.
-
Chữa bệnh tiểu đường: Nghiên cứu đang tiến hành để xác định khả năng của cây Trứng cá trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Có một số thông tin cho thấy rằng cây này có thể giúp cải thiện quản lý đường huyết.
-
Điều kinh, chữa bệnh về gan: Theo kinh nghiệm dân gian ở một số nơi như Campuchia, nước sắc từ lá cây Trứng cá dùng để làm thuốc điều kinh và chữa các bệnh về gan.
Theo y học hiện đại
Điều trị ung thư
Theo tạp chí Journal of Natural products, rễ cây Trứng cá đang là hướng nghiên cứu để phát triển thuốc điều trị ung thư mới. Các chất phân lập từ cây Trứng cá cho thấy tác dụng gây độc tế bào P388 trong môi trường nuôi cấy. Thành phần flavonoid còn thể hiện tác dụng có phần đặc hiệu đối với u hắc sắc tố và tế bào KB, dòng tế bào ung thư ruột kết người.
Theo tạp chí The American Journal of Chinese Medicine, chiết xuất nước và cồn từ lá Trứng cá có tác dụng:
-
Chống oxy hóa;
-
Chống ung thư: Tế bào ung thư vú dòng MCF – 7, ung thư cổ tử cung HeLa, ung thư bạch cầu HL – 60, ung thư đại trực tràng HT29 và tế bào ung thư dòng K562.
Các chiết xuất này được xem là an toàn vì chúng chỉ gây độc trên tế bào ung thư mà không làm tổn hại đến các tế bào bình thường.
Hoạt tính kháng khuẩn yếu
Flavonoid phân lập từ lá cây Trứng cá có tác dụng cảm ứng hoạt tính của enzyme quinone reductase.
Cây Trứng cá có hoạt tính kháng khuẩn yếu. Nghiên cứu cho thấy nồng độ ức chế thấp nhất (MIC) trên Escherichia coli C600 của cao chiết methanol quả Trứng cá tươi là 1,024 ng/ml, và trên Staphylococcus aureus 209P là 256 ug/ml.
Quả Trứng cá điều trị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn, S. epidermidis, P. vulgaris, K. Rhizophila, C. diphtheriae và các vi khuẩn khác.
Phòng ngừa bệnh tim mạch
Trà từ lá cây Trứng cá có chứa chất chống oxy hóa nên giúp tim khỏe hơn, hạn chế các cơn đau tim, ngăn ngừa viêm động mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
Trứng cá chứa một lượng lớn oxid nitric. Oxid nitric là một chất tự nhiên làm giãn mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn và làm hạ huyết áp.
Kháng khuẩn
Trà hoa Trứng cá giúp sát trùng vết thương trên da và hỗ trợ điều trị đau bụng.
Tốt cho người bị bệnh Gout
Theo kinh nghiệm dân gian, quả Trứng cá được sử dụng rộng rãi để ngăn chặn cơn đau do gout.
Lợi ích trên bệnh nhân đái tháo đường
Trái Trứng cá cũng làm giảm lượng đường huyết do đó có lợi ích trên những người bị bệnh đái tháo đường.
Bổ sung vitamin C, bảo vệ tim mạch
Trái Trứng cá và lá Trứng cá có chứa hàm lượng vitamin C khá cao, đây là một chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại cảm lạnh, ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Giảm đau, giảm viêm và hạ sốt
Theo tạp chí Journal of Natural medicines, nghiên cứu trên động vật thí nghiệm kết luận rằng chiết xuất nước từ lá Trứng cá khô có tác dụng làm giảm cảm giác đau, kháng viêm và hạ sốt.
Liều dùng & cách dùng
Chưa có thông tin.
Bài thuốc kinh nghiệm
Giảm đau do gout
Chuẩn bị: Quả Trứng cá tươi.
Thực hiện: Ăn 9 - 12 quả Trứng cá, ba lần một ngày có tác dụng tốt cho điều trị cơn đau gout.
Lưu ý
Cây Trứng cá có nhiều lợi ích trong đời sống, tuy nhiên trái Trứng cá chín có mùi vị thơm ngọt nên hay bị dòi (đặc biệt vào mùa mưa), do đó cần lưu ý khi ăn để tránh bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, ăn quá nhiều Trái trứng cá sẽ sinh nhiệt trong người, gây mụn nhọt nên cần ăn vừa đủ để không bị nhiệt nóng người.
Trẻ con đang bị ho cũng không nên ăn.
Nguồn tham khảo
1. Tra cứu dược liệu: https://tracuuduoclieu.vn/cay-trung-ca.html
2. Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi).
3. Sức khỏe đời sống: https://suckhoedoisong.vn/
4. Cây thuốc: https://caythuoc.org/cay-trung-ca.html
5. https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/cay-trung-ca