CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG - ĐIỂM GIAO CỦA ĐƯỜNG CUNG VÀ ĐƯỜNG CẦU
Một ứng dụng quan trọng trong kinh tế được suy ra từ sự giao nhau của các đồ thị đó là quy luật cung và cầu.
Khi phân tích thị trường hàng hóa và dịch vụ, các nhà kinh tế sử dụng khái niệm hàm cung và hàm cầu để biểu đạt sự phụ thuộc của lượng cung và lượng cầu của một loại hàng hóa vào giá của hàng hóa đó. Hàm cung và hàm cầu có dạng như sau:
Hàm cung: Qs = S( p)
Hàm cầu: Qd = D( p)
Trong đó p là giá hàng hóa; Qs là lượng cung (tức là lượng hàng hóa mà người bán bằng lòng bán ở mỗi mức giá); Q là lượng cầu (tức là lượng hàng hóa mà người mua bằng lòng mua ở mỗi mức giá).
Tất nhiên, lượng cung và lượng cầu hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá của hàng hóa đó, mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác (chẳng hạn như thu nhập, giá các hàng hóa liên quan, …). Trong giáo trình này khi xem xét mô hình hàm cung và hàm cầu ta giả thiết rằng các yếu khác không thay đổi.
Quy luật thị trường trong kinh tế học đã khẳng định rằng, hàm cung là hàm đơn điệu tăng, còn hàm cầu là hàm đơn điệu gảm khi giá hàng hóa tăng.
Các nhà kinh tế gọi đồ thị hàm cung và hàm cầu là đường cung và đường cầu. Giao điểm của đường cung và đường cầu được gọi là điểm cân bằng của thị trường. Ở mức giá cân bằng p ta có: Qs=Qd=Q, tức là người bán bán hết và người mua mua đủ, thị trường không có hiện tượng dư thừa hoặc khan hiếm hàng hóa.
Một cặp đường cung và đường cầu được vẽ trong hình sau (chữ q được dùng để gán nhãn cho trục đứng chỉ “lượng hàng hóa” và chữ p để gán nhãn cho trục ngang chỉ “giá bán”).
Để chỉ mối quan hệ của đường cung và đường cầu, các nhà kinh tế thường kết hợp với toán học truyền thống và dùng trục ngang cho biến phụ thuộc q và trục đứng cho biến độc lập p.