Bệnh truyền qua các vật chủ trung gian
Những gì có lợi cho vi sinh vật có hại thì hiếm khi có lợi cho con người. Nhiệt độ ấm lên trong một thời gian dài do khí hậu thay đổi sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho các loài muỗi và nhiều loài véc-tơ truyền bệnh khác sinh sôi nảy nở, làm lây lan các bệnh truyền nhiễm.
Bệnh sốt rét: sốt rét hiện là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới và ước tính có khoảng 300 đến 500 triệu người bị mắc và có thêm khoảng 1,5 đến 2,7 triệu người bị chết hàng năm vì căn bệnh này. Hơn một nửa trong số các trường hợp bị tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ em sống ở những vùng nông thôn nghèo nàn ở châu Phi - châu lục có nhiều người mắc bệnh sốt rét nhất, 60 trong số 380 loài muỗi được biết đến trên thế giới có khả năng truyền bệnh sốt rét. ở Việt Nam có khoảng 20 loài muỗi truyền bệnh sốt rét, trong đó một số loài chính là Anophel minimus, Anophel dirus và Anophel balabasensis. Người ta cho rằng bệnh sốt rét là căn bệnh truyền qua véc-tơ chịu ảnh hưởng lớn nhất của sự thay đổi khí hậu, vì muỗi rất nhạy cảm với những thay đổi thời tiết. Những thay đổi khí hậu kéo theo thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm và gió sẽ ảnh hưởng tới vòng đời và sự phát triển của muỗi, gián tiếp ảnh hưởng tới sự lan tràn của bệnh sốt rét. Sốt rét do muỗi truyền thường được tìm thấy ở những vùng có nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông không dưới 160C. Sự mở rộng của các vùng có nhiệt độ trên 160C vào mùa đông đồng thời cũng nới rộng phạm vi hoành hành của căn bệnh sốt rét và gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ con người. Sự gia tăng số trường hợp bị sốt rét trong những năm gần đây một phần là do sự ấm lên trên toàn cầu, đồng thời do con người xây dựng nhiều đập nước và các hệ thống tưới tiêu trong nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho các quần thể muỗi sinh sôi phát triển mạnh mẽ làm lây lan căn bệnh này.
Sốt xuất huyết: là căn bệnh nhiệt đới do muỗi vằn truyền virus qua người khi đốt vào ban ngày. Khí hậu vùng nhiệt đới với nhiệt độ giao động từ 15 đến 400C và độ ẩm cao kết hợp với môi trường sống đông đúc, mất vệ sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho căn bệnh này phát triển. Căn bệnh này có hai thể: sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue. Sốt Dengue có triệu chứng tương tự như cảm cúm, thường xảy ra ở trẻ lớn, người lớn và ít khi gây tử vong. Trái lại, sốt xuất huyết Dengue là thể thứ phát rất nguy hiểm, có xuất huyết và bệnh nhân có thể bị chết nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Sốt xuất huyết là nguyên nhân hμng đầu của các trường hợp nhập viện và tử vong của trẻ em ở các nước Đông Nam Á và Tây Á Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, sốt xuất huyết xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành phố vào các tháng rải rác trong năm, nhưng tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10. Theo dự đoán của tiến sỹ Epstein thì thay đổi khí hậu là một nguyên nhân chính gây ra sự lan tràn bệnh sốt xuất huyết. Ngày nay, sốt xuất huyết cũng xuất hiện khá phổ biến ở các nước Châu Á và Châu Mỹ La Tinh. Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc-xin phòng bệnh, do đó biện pháp phòng chống tích cực chủ yếu dựa vào sự tham gia của cộng đồng để diệt muỗi truyền bệnh.
Viêm não truyền qua côn trùng: muỗi có thể truyền một số loài virus gây các bệnh viêm não ở người. Một trong số các bệnh này là viêm não Nhật Bản, Eastern Equine (Mỹ), Venezuelan Equine và nhiều bệnh khác. Phổ biến nhất ở Mỹ là viêm não St. Louis. Các vụ dịch viêm não St. Louis xảy ra ở Trung Đông có tương quan với các thời kỳ có nhiệt độ cao (trên 300C), đặc biệt là vào những tháng cuối mùa đông nóng, ẩm ướt và theo sau là mùa hè hạn hán. Hiện tại, bệnh này chỉ mới xảy ra chủ yếu ở các vùng phía Nam nước Mỹ, tuy nhiên với tác động của sự ấm lên toàn cầu, sự biến đổi các hệ sinh thái thì bệnh có xu hướng lan tràn lên một số vùng phía Bắc và có thể lên tận Canada.
Hantavirus: cùng với sự gia tăng của các bệnh phổ biến đã xuất hiện từ lâu thì gần đây có sự xuất hiện của một số bệnh truyền nhiễm mới ở một số nước trên thế giới. Nhiều loài động vật như gặm nhấm, dơi và động vật gây hại tham gia vào sự lây truyền các bệnh truyền nhiễm. Hantavirus là một ví dụ điển hình về vai trò của những thay đổi trong hệ sinh thái trong việc xảy ra các vụ dịch bệnh truyền nhiễm trong những thập niên gần đây. Sự thay đổi khí hậu bị nghi ngờ là có liên quan tới những biến đổi trong hệ sinh thái và góp phần làm nảy sinh dịch bệnh này. Hantavirus được truyền bởi chuột nhắt và con người có thể hít thở loại virus này vμo nếu trong môi trường không khí có nước tiểu hoặc phân của chuột nhắt. Dưới điều kiện bình thường thì loài chuột nhắt ở sa mạc mang Hantavirus sẽ bị kiểm soát bởi các loài thú săn mồi trong tự nhiên. Tuy nhiên, hiện tượng En Ni-nô xảy ra làm hạn hán kéo dài và hậu quả là làm giảm số lượng cá thể của các quần thể chó sói đồng cỏ, quạ và rắn. Đến mùa xuân, mưa nhiều hơn bình thường làm cho cây cối và côn trùng phát triển mạnh, cung cấp lượng thức ăn dồi dμo cho chuột nhắt và tạo điều kiện cho chúng phát triển sinh sôi nảy nở nhanh hơn các loài là kẻ thù của chúng như chó sói đồng cỏ, quạ và rắn. Các quần thể chuột nhắt tăng số lượng cá thể lên khoảng 10 đến 15 lần và với số lượng đông đảo, chúng xâm nhập vào nhiều nhμ ở vùng Tây Nam và đã dẫn tới sự gia tăng của các trường hợp mới bị mắc hội chứng Hantavirus ở phổi (HPS).