star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Chỉ số lạnh do gió (windchill index) - toán học trong cuộc sống

Khái niệm hàm số (nhiều biến) có thể chúng ta được gặp rất nhiều khi học toán, nhưng nhiều người cứ nghĩ rằng hàm số luôn phái được cho bởi một công thức tường minh, nhưng trên thực tế hàm số có thể được cho dưới dạng bảng số, hay cho dưới dạng mô tả bằng lời nói, ...

Sau đây ta sẽ đi tìm hiểu một ví dụ về hàm số cho dưới dạng bảng số của một hàm hai biến số.

Chỉ số lạnh do gió Wind-Chill mới

Chỉ số lạnh do gió mới được đưa ra vào tháng 11 nằm 2001 và chính xác hơn chỉ số đo độ lạnh khi trời có gió cũ. Chỉ số mới căn cứ vào mô hình đo mức độ mất nhiệt
của mặt người. Nó được phát triển thông qua các thử nghiệm lâm sàng mà trong đó những người tình nguyện tiếp xúc với nhiều nhiệt độ và tốc độ gió trong đường hầm tạo gió lạnh.

Ở các vùng có thời tiết mùa đông khắc nghiệt, Chỉ số lạnh do gió (windchill index) thường được sử dụng để mô tả độ khắc nghiệt của cái lạnh. Chỉ số W này là nhiệt độ chủ quan phụ thuộc vào nhiệt độ thực tế T và tốc độ gió v. Vì vậy W là một hàm theo T và v và ta có thể viết W = f(T, v).

Bảng sau ghi các giá trị của W được thu thập bởi Trung Tâm Khí Tượng Quốc Gia của Mỹ và Cơ Quan Khí Tượng Canada.

Ví dụ, bảng trên cho thấy nếu nhiệt độ là -5oC và tốc độ gió là 50 km/ giờ, thì một cách chủ quan ta sẽ cảm thấy lạnh như khoảng -15oC khi không có gió.

Tức là f(-5, 50) = -15.


 

A - Z Sitemap

Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu.