Huyết áp
Huyết áp là áp lực trong các động mạch giúp tuần hoàn máu khắp cơ thể. Huyết áp trong cơ thể tương tự như áp suất nước trong hệ thống bơm. Giống như áp suất nước đẩy nước theo ống đến vời nước và những chỗ khác trong nhà, huyết áp đẩy máu đến các cơ và mô khắp cơ thể. Tuy nhiên, không giống như áp suất nước nước trong hệ thống bơm, vốn hầu như không đổi, huyết áp của chúng ta thay đổi theo từng nhịp tim đập. Khi cơ tim co thắt lại, huyết áp tăng lên; giữa các nhịp cơ tim, huyết áp giảm xuống. Huyết áp tâm thu là áp suất cực đại trong một lần co thắt và huyết áp tâm trương là áp suất thấp nhất giữa các lần co thắt. Cũng như áp suất nước quá lớn trong hệ thống bơm có thể làm hư hỏng đường ống, huyết áp quá cao trong hệ tuần hoàn có thể gây tổn hại đến tin và động mạch, dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ và trụy tim.
Các chuyên gia y tế thường đo huyết áp bằng dụng cụ gọi là máy đo huyết áp – một tay áo giả có thể được bơm phồng lên, nối với một máy áp suất và một ống nghe. Tay áo giả được quấn quanh cánh tay của bệnh nhân và được bơm không khí vào. Khi không khí được bơm vào, áp suất trong tay áo giả tăng lên. Tay áo này siết chặt cánh tay và nén động mạch lại, làm ngưng dòng chảy của máu tỏng một khoảnh khắc. Người đo huyết áp lắng nghe động mạch thông qua ống nghe đồng thời làm giảm áp suất trong tay áo giả. Khi áp suất trong tay áo bằng huyết áp tâm thu (huyết áp cực đại), qua ống nghe người ta sẽ thấy một nhịp đập. Nhịp đập này là âm thanh của máu chảy qua vùng động mạch bị nén lại khi tim co thắt. Giá trị áp suất đọc được tại đúng thời điểm đó chính là huyết áp thu. Khi áp suất trong tay giả tiếp tục giảm dần, máu có thể chảy qua vùng động mạch bị nén ngay cả giữa các lần co thắt tim, do đó âm thanh của nhịp đập không còn nữa. Giá trị áp suất đọc được khi không còn âm thanh nhịp đập chính là huyết áp tâm trương (huyết áp nhỏ nhất).
Kết quả một phép đo huyết áp thường được trình bày hai giá trị áp suất đo bằng mmHg, ngăn cách nhau bởi dấu gạch nghiêng. Ví dụ, giá trị huyết áp 122/84 nói là huyết áp tâm thu là 122mmHg và huyết áp tâm trương là 84 mmHg. Mặc dù chỉ số huyết áp có thể thay đổi trong ngày, một giá trị huyết áp được xem là bình thường nếu nhỏ hơn 120 mmHg đối với tâm thu và dưới 80 mmHg với tâm trương, Huyết áp cao, hay còn gọi là chứng tăng huyết áp, dẫn đến những rủi ro sức khỏe như đã đề cập ở trên.
Các yếu tố rủi ro có thể dẫn tới chứng tăng huyết áp bao gồm bệnh béo phì, khẩu phần muối ăn lớn, uống nhiều rượu, thiếu vận động, căng thẳng, người trong gia đình có tiền sử huyết áp cao, và tuổi tác (huyết áp có khuynh hướng tăng khi chúng ta về già). Chứng huyết áp nhẹ có thể kiềm chế được bằng chế độ ăn kiêng và việc tập thể dục. Những trường hợp huyết áp cao trung bình và nặng đòi hỏi phải được chữa trị theo chỉ định của bác sĩ.
Bài viết liên quan
- Trà Vỏ Quýt: Công Dụng và Cách Làm
- Water and Wastewater Engineering: Design Principles and Practice
- CÁC NGUYÊN TẮC SƯ PHẠM VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY CHẤT HỮU CƠ - PHẦN: CƠ CHẾ PHẢN ỨNG HỮU CƠ (Tiếp theo phần trước)
- Relative Entropy: Khái niệm và Ứng dụng
- Ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe ngày Tết