CÁC NGUYÊN TẮC SƯ PHẠM VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY CHẤT HỮU CƠ - PHẦN: CƠ CHẾ PHẢN ỨNG HỮU CƠ (Tiếp theo phần trước)
7. Cơ chế phản ứng
7.1. Cơ chế phản ứng thế ái nhân
Phản ứng thường gặp là thế ái nhân vào Csp3.
Phản ứng chung: R – X + Y- à R – Y + X-
Chất phản ứng tác nhân ái nhân
Các tác nhân ái nhân Y- có thể là các anion (OH-, X-,…) hoặc cacbanion R- hoặc các phân tử vẫn còn cặp electron chưa liên kết (NH3,…).
Phản ứng thế ái nhân có 2 loại: thế ái nhân đơn phân tử (SN1) và thế ái nhân lưỡng phân tử (SN2).
a. Thế ái nhân đơn phân tử
Phản ứng xảy ra qua hai giai đoạn, tao sản phẩm trung gian là cacbocation, giai đoạn chậm quyết định tốc độ phản ứng. Phương trình động học của phản ứng chỉ có mặt nồng độ của tác chất.
Cơ chế SN1 xảy ra qua hai giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, nhóm X bị tách ra dưới dạng anion X- và tạo thành cacbocation R+, cation này được solvat hoá ít nhiều. Giai đoạn hai thường cacbocation rất kém bền nên nó phản ứng ngay với bất kỳ tác nhân nucleophin nào xung quanh nó. Giai đoạn này xảy ra nhanh, phụ thuộc vào tương tác tĩnh điện.
+ Giai đoạn 1:
+ Giai đoạn 2:
Phương trình động học của phản ứng: V = k[R-X]
Ví dụ: xét phản ứng :
Giai đoạn 1:
Giai đoạn 2:
+ Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào độ bền của cacbocation. Cacbocation càng bền, tốc độ phản ứng càng cao. Nhóm thế có hiệu ứng +I, +C ở vị trí a đối với trung tâm phản ứng làm ổn định cacbocation, làm tăng tốc độ phản ứng:
(CH3)3CBr > (CH3)2CHBr > CH3CH2Br > CH3Br
(C6H5)3CBr > (C6H5)2CHBr > C6H5CH2Br > CH3Br
Như vậy phản ứng SN1 thường xảy ra ở cacbon bậc 3 của các gốc aralkyl và ankyl.
+ Do độ bền của cacbocation nên trong các phản ứng thế SN1 có sự chuyển vị cacbocation từ bậc thấp sang bậc cao và sản phẩm thế thu được cũng phụ thuộc vào sự chuyển vị này.
Ví dụ: phản ứng:
Giai đoạn 1:
Cacbocation bậc 2 cacbocation bậc 3
Giai đoạn 2:
(còn nữa)
Bài viết liên quan
- TOÁN HỌC TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY
- HỆ MÃ RSA TRÊN VÀNH BERGMAN
- Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Minitab trong bài toán kiểm định trung bình tổng thể
- Entropy
- CÁC NGUYÊN TẮC SƯ PHẠM VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY CHẤT HỮU CƠ - PHẦN: CƠ CHẾ PHẢN ỨNG HỮU CƠ (Tiếp theo phần trước)