CÁC NGUYÊN TẮC SƯ PHẠM VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY CHẤT HỮU CƠ - Nguyên tắc chung (tiếp theo phần trước)
1. Phương pháp trực quan.
Tính chất các hợp chất hữu cơ có quan hệ chặt chẽ với thành phần và cấu trúc phân tử của chúng nên Giảng viên cần sử dụng các mô hình, tranh vẽ, biểu đồ, sơ đồ để giúp cho SV có biểu tượng đúng đắn về cấu trúc phân tử của chất, hiện tượng, quá trình và dùng chúng làm cơ sở cho các hoạt động nhận thức, tư duy, phân tích, dự đoán lí thuyết.
Việc sử dụng mô hình, tranh vẽ, sơ đồ, biểu đồ được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu. Giảng viên sủ dụng phương tiện trực quan là nguồn kiến thức để SV quan sát, tìm tòi, khám phá thu nhận kiến thức. Giảng viên yêu cầu SV quan sát mô hình, tranh vẽ, biểu đồ và cho nhận xét, làm rõ nội dung của sơ đồ, tìm ra các qui luật dược khái quát trong các biểu đồ, mô tả cấu trúc phân tử các chất và đưa ra những dự đoán khoa học. Các nhiệm vụ quan sát, làm việc với các phương tiện trực quan được Giảng viên cấu trúc thành các câu hỏi, bài tập nhận thức cụ thể để định hướng hoạt động tư duy cho SV. Với sự hướng dẫn, điều khiển của GV, SV quan sát phương tiện trực quan, tự tìm tòi khám phá nội dung kiến thức cần tìm kiếm.
Ví dụ 1: Yêu cầu SV quan sát mô hình cấu trúc không gian của ankan (C3H8, C4H10) cho nhận xét, dự đoán tính chất hóa học đặc trưng của ankan và giải thích.
Khi SV quan sát mô hình phân tử cần yêu cầu SV nhận xét dạng liên kết giữa các nguyên tử, độ bền của các liên kết, trạng thái lai hóa của các nguyên tử cacbon trong phân tử, dạng mạch cácbon, các đồng phân có thể có…
Từ sự nhận xét về cấu trúc phân tử yêu cầu SV dự đoán khả năng phản ứng, phản ứng hóa học đặc trưng và giải thích vì sao ankan không thể tham gia phản ứng cộng hợp? Vì sao các ankan tương đối trơ ở điều kiện thường?
Ví dụ 2: Yêu cầu SV quan sát sơ đồ ứng dụng của ankan trong Giáo trình và trả lời câu hỏi vì sao ankan được dùng làm nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu? Phân biệt hai khái niệm nguyên liệu và vật liệu?
Giảng viên có thể dùng các phần mềm dạy học mô tả cấu trúc phân tử các chất, cơ chế phản ứng hóa học, mô phỏng quá trình diễn biến phản ứng hóa học hữu cơ, qui trình sản xuất, tổng hợp hữu cơ và yêu cầu SV nhận xét, tự rút ra kết luận. Cần hạn chế việc sử dụng phương tiện trức quan theo phương pháp minh họa tức là dùng phương tiên trực quan làm công cụ minh họa cho lời giải thích, giảng giải của mình, với cách sử dụng này không được đánh giá là cách dạy học tích cực.
. 2. Thí nghiệm hóa học
a) Thí nghiệm biểu diễn: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học là phương pháp dạy học không thể thiếu được trong bài dạy nghiên cứu về các chất trong đó có các chất hữu cơ. Các phản ứng hữu cơ thường diễn ra chậm, theo nhiều hướng nên các thí nghiêm nghiên cứu các chất hữu cơ trong chương trình hóa học phổ thông thường có nhiều hiện tượng phụ. Vì vậy khi sử dụng thí nghiệm ta cần đặt vấn đề rõ ràng, các yêu cầu SV quan sát thí nghiệm phải cụ thể, hướng vào các hiện tương chính theo mục đích dạy học. Các thí nghiệm chọn biểu diễn cho bài học cần đảm bảo yêu cầu quá trình diễn biến của phản ứng là đơn giản, hiện tương rõ,đảm bảo tính trực quan và thời gian diễn biến nhanh không quá chậm. Giảng viên cần nắm vững kĩ thuạt tiến hành thí nghiệm đảm bảo thí nghiệm thành công, an toàn.
Giảng viên sử dụng thí nghiệm biểu diễn theo phương pháp nghiên cứu, hạn chế sử dụng thí nghiệm theo phương pháp minh họa.
Trước khi biểu diễn thí nghiệm, Giảng viên nêu mục đích thí nghiệm, yêu cầu SV quan sát các chất tham gia phản ứng, dự đoán các khả năng xảy ra phản ứng trên cơ sở các kiến thức đã có. Giảng viên hoặc đại diện SV tiến hành thí nghiệm, SV quan sát, mô tả hiện tượng thí nghiệm quan sát được, vận dụng kiến thức đã có giải thích hiện tượng, xác nhận dự đoán đúng, chỉ ra những điều không phù hợp của dự đoán không đúng và nêu kết luận về tính chất của chất.
Sử dụng thí nghiệm biểu diễn theo phương pháp nghiên cứu sẽ làm tăng tính tích cực nhận thúc, hứng thú học tập và bồi dưỡng năng lực tự học cho SV.
Ví dụ: Thí nghiệm nghiên cứu phản ứng thế ở vòng thơm của phenol.
Giảng viên đặt vấn đề: Ngoài tính axit gây ra bởi nhóm chức OH, phenol còn có tính chất nào khác nữa? Hãy nghiên cứu phản ứng của phenol với dung dịch nước brom.
Quan sát cấu trúc phân tử phenol, dự đoán xem khi nhỏ dung dịch phenol vào dung dịch nước brom có phản ứng xảy ra không? Hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào? Chất tạo thành là gì?
Bài viết liên quan