Các chỗ loét (dạ dày)
Loét là tổn thương trên thành dạ dày và ruột non. Trong những điều kiện bình thường, một lớp nhầy dày lót thành dạ dày và bảo vệ nó khỏi acid clohydric và các dịch dạ dày khác trong dạ dày. Tuy nhiên, nếu lớp nhầy đó bị tổn hại, dịch dạ dày tiếp xúc trực tiếp với thành dạ dày dẫn đến loét. Triệu chứng chính của loét là nóng rát hoặc đau day dứt trong dạ dày.
Các thuốc có chất acid, chẳng hạn như aspirin, và các thực phẩm có chất acid, như trái cây giống cam quýt và chất lưu gây chua, gây kích thích các vết loét. Khi được tiêu dùng, những chất này tăng độ acid của dịch dạ dày, tăng tình trạng kích thích đối với thành dạ dày. Mặt khác, các thuốc làm giảm độ acid dạ dày – vốn chứa base – làm giảm các loét. Các thuốc làm giảm độ acid dạ dày phổ biến bao gồm Tums và sữa magnesia. Những thuốc này chứa nhiều base hơn nước bọt của chúng ta và do đó có hiệu quả hơn trong việc làm trung hòa acid thực quản.
Nguyên nhân gây loét thì đa dạng. Trong nhiều năm, lối sống căng thẳng và chế độ ăn phong phú được cho là nguyên nhân.
Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy việc nhiễm khuẩn ở màng dạ dày chịu trách nhiệm đối với loét. (Giải thưởng Nobel 2005 trong lĩnh vực sinh lí hay y học đã trao cho Barry J. Marshall và J. Robin Warren người Australia, vì họ phát hiện nguyên nhân gây loét).
Việc sử dụng lâu dài một số thuốc giảm đau được bán không cần kê toa, chẳng hạn như aspirin, cũng được cho là gây loét.
Nồng độ của acid trong dạ dày, [H3O+] thay đổi từ khoảng 0.01 đến 0.1 M.
Một số thuốc làm giảm acid trong dạ dày và các thành phần hoạt tính của chúng bao gồm các thành phần sau đây:
- Amphogel Al(OH)3
- Sữa magie Mg(OH)2
- Maalox Al(OH)3 và Mg(OH)2
- Mylanta Al(OH)3 và Mg(OH)2
- Tums CaCO3
Bài viết liên quan