CÁC NGUYÊN TẮC SƯ PHẠM VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY CHẤT HỮU CƠ – Phần: Các hiệu ứng điện tử trong Hóa hữu cơ (tiếp theo phần trước)
Yêu cầu chung của phần này, SV cần: Nắm được các hiệu ứng căn bản: Cảm ứng, liên hợp, siêu liên hợp.Ứng dụng các hiệu ứng trên để giải thích các vần đề về tính chất.
Nội dung chính của phần này có thể triển khai như sau:
3.3. Hiệu ứng liên hợp: Kí hiệu C (Conjugation Effect)
3.3.1. Hệ thống liên hợp
a. Hệ liên hợp tĩnh:
Phân tử chứa hệ thống liên hợp là phân tử trong đó có các liên kết bội luân phiên liên kết đơn (π-π) hoặc những phân tử trong đó còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử còn cặp electron không phân chia (cặp electron tự do chưa tham gia liên kết) cách liên kết π bởi một liên kết đơn (p-π).
Ví dụ:
Đó là các phân tử chứa hệ liên hợp. Ở các hệ liên hợp như vậy, có một cơ chế chuyển dịch electron đặc trưng cho MO của hệ liên hợp, hoàn toàn khác với cơ chế chuyển dịch cảm ứng ở trên.
Có hai kiểu hệ thống liên hợp tĩnh là: π-π và p-π.
+ Trong hệ liên hợp π-π, các electron π được giải tỏa trên toàn bộ mạch liên hợp, nên các hợp chất loại này có tính chất đặc biệt hơn các loại hợp chất có nối đôi thông thường.
Hay:
+ Trong hệ thống liên hợp p-π, các electron có thể được giải tỏa từ obital p chứa cặp electron chưa liên kết vào liên kết π hoặc từ liên kết π vào các obital p trống (trong cacbocation).
b. Hệ liên hợp động
Hệ liên hợp động xuất hiện trong các tiểu phân trung gian của phản ứng, có 3 kiểu liên hợp động thường gặp:
Liên kết p với obital p trống
Điện tử p cô lập obital p trống
Liên kết p với điện tử độc thân
Sự xuất hiện của các hệ liên hợp động sẽ tác động mạnh đến hướng của phản ứng, khiến cho các phản ứng được định hướng theo sự tác động của hiệu ứng này.
Các hệ liên hợp có đặc điểm quan trọng là các nguyên tử tạo hệ liên hợp luôn nằm trên cùng 1 mặt phẳng, trục của các AOp song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chứa liên kết σ.
(còn nữa)