CÁC NGUYÊN TẮC SƯ PHẠM VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY CHẤT HỮU CƠ - Hiệu ứng điện tử trong Hóa Hữu cơ (tiếp theo và hết)
3.4. Hiệu ứng siêu liên hợp
Là hiệu ứng liên hợp của liên kết sC–H của gốc ankyl tiếp cách với liên kết p hoặc obitan p trống làm cho các liên kết s này linh động môt phần.
Ký hiệu: H (Hyperconjugation effect)
Hiệu ứng H làm biến đổi tính chất của liên kết π cũng như liên kết σC-H của hợp chất hữu cơ.
Ví dụ trong phản ứng giữa pent-2-en và HBr: nhóm C2H5- có hiệu ứng +I lớn hơn nhóm CH3- nên đáng ra phản ứng phải tạo thành 3-brompentan, nhưng sản phẩm chính thực tế lại là 2-brompentan. Điều này được lí giải là do hiệu ứng H của CH3- (có 3H) mạnh hơn của CH2 (chỉ có 2H) nên hướng cộng hợp bị dịch chuyển.
Liên kết σC-H cũng linh động hơn do hiệu ứng H gây nên. Ví dụ andehyt axetic trong môi trường kiềm, nguyên tử H của CH3- dễ bị phân cắt để tạo thành cacbanion.
Hiệu ứng H có một số đặc điểm sau:
+Tăng theo số liên kết C-H ở C vị trí α:
+Xảy ra cùng hướng với hiệu ứng +I.
+Hiệu ứng H có thể làm mật độ e trong cacbanion hoặc cacbocation phân bố lại.
Ví dụ:
*Ứng dụng của hiệu ứng siêu liên hợp:
Phản ứng thế Ha:
Do hiệu ứng siêu liên hợp, các nối Ca–Ha trở nên kém bền và Ha có thể thay thế bằng halogen