Các nguyên tắc sư phạm và phương pháp dạy học chủ yếu được sử dụng trong giảng dạy chất hữu cơ – liên kết trong hóa hữu cơ
Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị - Liên kết σ, liên kết π
Liên kết CHT được tạo thành do sự xen phủ cực đại của các AO thành các obital phân tử (MO).
Xen phủ trục: Vùng xen phủ cực đại giữa các AO nằm bao quanh trục nối của 2 hạt nhân nguyên tử tham gia liên kết. Sự xen phủ này tạo nên các MO bền vững.
Sự xen phủ trục có thể được tạo thành trong các trường hợp sau:
- AOs với AOs ; AOs với AOp; AOp với AOp
Liên kết CHT được hình thành bởi sự xen phủ trục các AO gọi là liên kết σ.
Trong hợp chất hữu cơ, các liên kết σ còn được tạo thành do sự xen phủ của:
+ AOs của nguyên tử H với các AO lai hóa sp3, sp2, sp của nguyên tử C.
+ AO lai hóa của nguyên tử C với nhau.
+ AOs và AOp của các nguyên tử O, N, S… với AOs của H hoặc AO lai hóa của C.
Xen phủ bên: Vùng xen phủ chủ yếu nằm 2 bên mặt phẳng chứa trục nối hai hạt nhân nguyên tử liên kết. Xen phủ bên tạo thành các MO kém bền.
Liên kết CHT được hình thành bởi sự xen phủ bên gọi là liên kết π.
Trong hợp chất hữu cơ, các liên kết π xuất hiện trong các hợp chất có liên kết đôi C=C, C=N, C=O hoặc liên kết ba C≡C.
Ví dụ: liên kết σ trong C3H8:
Ví dụ: Liên kết trong etilen: CH2=CH2.
Ví dụ: Liên kết CHT trong benzen: C6H6.
Ví dụ: LK CHT trong hệ liên hợp đơn giản C=C-C=C:
(còn nữa)